CASE STUDY VI SINH BCP12 ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHOAI TÂY TẠI PHÁP

Ngành công nghiệp: Nhà máy chế biến khoai tây

Quốc gia                : Pháp

Sự cố                    : Sản xuất khí sinh học kém/ Giảm COD

Sản phẩm              : BCP12

Thông tin nhà máy

Nhà máy sản xuất khoai tây rán (khoai tây chiên) và miếng khoai tây để sử dụng trong một loạt các sản phẩm thực phẩm. Cơ sở xử lý nước thải gồm có nhà máy xử lý kỵ khí và hiếu khí. WWTP có lưu lượng đầu vào là 2,800 m3/ngày.

Bể xử lý kỵ khí có thể tích là 1,000 m3. Đây là một bể phản ứng lưu hành nội bộ (IC). Tinh bột trong nước thải đầu vào có COD là 4,000 mg/L. Khí sinh học từ bể xử lý sinh học được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu đốt trong các lò hơi của nhà máy.

Mục tiêu đầu tiên là nâng cao công suất phân hủy COD của bể xử lý sinh học. Mục tiêu thứ 2 là làm tăng lượng khí sinh học được sản xuất. Lợi ích của việc sản xuất khí sinh học ngày càng tăng mà ít khí tự nhiên là cần thiết cho các nồi hơi. Giảm COD có nghĩa là tải trọng hữu cơ trong bể hiếu khí được giảm và năng lượng cần thiết sử dụng cho bể hiếu khí ít.

Giải pháp

Bionetix đã phát triển một sản phẩm bioenzymatic, BCP12, đặc biệt cho bể xử lý sinh học kỵ khí. Công thức có chứa các enzyme tự do (amylase, cellulase, lipase và protease), vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, vi khuẩn lên men và nấm. Các enzyme và vi khuẩn kỵ khí tùy nghi cùng nhau hoạt động để nhanh chóng thiết lập quá trình sản xuất acetate (acetogenesis) trong khi vi khuẩn lên men và nấm tối ưu hóa quá trình lên men và phân hủy. Thông thường là các bước của quá trình thủy phân và sản xuất acetate mà giới hạn tốc độ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Bằng cách nhanh chóng và hiệu quả tạo ra các axit mạch ngắn như acetic và axit propionic cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất khí sinh học methanogen.

Mục đích xử lý

  • Gia tăng sản xuất khí sinh học
  • Nâng cao hiệu quả phân hủy COD
  • Cải thiện quá trình tiền xử lý trước khi xử lý hiếu khí.

Quá trình xử lý

BCP12 được cho vào nước với tỷ lệ 1:10 và khuấy đều. Để yên trong vòng 30 phút và sau đó cho liều lượng tính toán vào trong bể xử lý sinh học kỵ khí.

Liều lượng cho chương trình xử lý

  • Liều lượng ban đầu: Ngày 1 – 5: 4kg BCP12/ ngày
  • Liều lượng duy trì: Tuần thứ 2 trở đi: 4kg BCP12/ tuần

Kết quả

Trên 3 tháng sử dụng liều lượng cho chương trình xử lý :

  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 0.34 m3/kg COD được loại bỏ lên đến 0.72 m3/kg COD được loại bỏ – tăng 112%
  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 2,389 m3/ngày lên đến 4,435 m3/ngày – tăng 86%
  • COD được loại bỏ tăng từ 38% lên đến 53% – tăng 40%

Kết luận

Liều lượng BCP12 cho vào bể xử lý sinh học kỵ khí trong nhà máy chế biến khoai tây kết quả là làm tăng sản xuất khí sinh học, tăng sản lượng khí sinh học và hiệu quả loại bỏ COD nhiều hơn.

Các lợi ích là:

  • Giảm lượng khí đốt tự nhiên cần dùng cho lò hơi
  • Giảm năng lượng đầu vào cho việc thổi khí tiếp theo
  • Giảm sự hình thành bùn sinh học
  • Giảm chi phí liên quan đến việc ép bùn và loại bỏ chất rắn
  • Cải thiện khả năng chịu đựng cho toàn bộ bể trong nhà máy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm: BCP12

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HẦM BIOGAS PHỦ BẠT HDPE

Hầm biogas phủ bạt HDPE là mô hình công nghệ khí sinh học phổ biến tại nước ta hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên hầm Biogas HDPE có nguyên lý hoạt động của như thế nào thì cùng theo dõi bài viết dưới đây.

  • Nước thải từ khu chăn nuôi (nguồn nguyên liệu chính của dự án) theo hệ thống đường ống dẫn vào khu vực xử lý.
  • Theo kết quả phân tích, nước thải đầu vào có các thông số sơ bộ sau:
  • Nước thải đi vào quá trình xử lý gồm 2 giai đoạn: xử lý sơ bộ bằng phương pháp hóa lý (lắng cát, nâng pH…) và xử lý bằng phương pháp sinh học (khử COD bằng hồ biogas và hồ sinh học…).

Mương lắng cátcó nhiệm vụ loại bỏ cát và cặn có kích thước lớn trong nước thải, nhằm bảo vệ bơm, đường ống và tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau. Cát nếu không loại bỏ sẽ làm rổ cánh bơm, gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước, tăng trở lực dòng chảy nên tăng tiêu hao năng lượng bơm. Hàm lượng SS giảm 10%, các chỉ tiêu khác giảm không đáng kể. Sau khi qua mương lắng cát, nước thải tự chảy về bể trung gian.

Bể phân hủy kị khí BIOGAS : đây là hạng mục quan trọng nhất trong hệ thống, có nhiệm vụ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bằng các vi khuẩn kị khí và sản sinh khí sinh học. Tải trọng xử lý 220 – 560 kgBOD5/ha.ngày.

Quá trình phân hủy sinh học yếm khí nước thải là quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện không có oxy. Phân hủy yếm khí có thể chia ra thành 6 quá trình:

  • Thủy phân polymer:
  • Thủy phân các protein;
  • Thủy phân polysaccharide;
  • Thủy phân chất béo;
  • Lên men các amino acid và đường;
  • Phân hủy yếm khí các acid béo mạch dài và rượu (alcohols);
  • Phân hủy yếm khí các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic);
  • Hình thành khí methane từ acid acetic;
  • Hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.

Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ:

Giai đoạn I: Thủy phân

Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các chất hữu cơ phức tạp và các chất không tan (như polysaccharides, proteins, lipids) trong nước thải chuyển hóa thành các chất đơn giản hơn hoặc thành các chất hòa tan (như đường đơn, các amino acid, acid béo).

Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của chất hữu cơ. Chất béo thủy phân rất chậm.

Giai đoạn II: Acid hóa

Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men sẽ chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và tạo ra sinh khối mới. Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống 4,0.

Giai đoạn III: Acetic hóa

Trong giai đoạn này, vi khuẩn acetic sẽ tiếp tục chuyển hóa các sản phẩm trung gian của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và tạo ra sinh khối mới.

Giai đoạn IV:  Mêtan hóa

Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kỵ khí. Vi khuẩn sinh mêtan tiếp tục phân hủy các sản phẩm của giai đoạn acetic hóa thành acid acetic, H2, CO2, acid formic; đồng thời methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và tạo ra sinh khối mới.

Trong 3 giai đoạn đầu của quá trình phân hủy yếm khí (thủy phân, acid hóa và acetic hóa), COD trong nước thải hầu như không giảm đáng kể. COD chỉ giảm trong giai đoạn mêtan hóa.

Ngược với quá trình phân hủy hiếu khí, trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp phân hủy yếm khí, tải trọng tối đa không bị hạn chế bởi chất phản ứng như oxy.

Tuy nhiên, trong công nghệ xử lý yếm khí, cần lưu ý đến 2 yếu tố quan trọng:

  • Duy trì sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt;
  • Tạo sự tiếp xúc tốt giữa nước thải với sinh khối vi khuẩn.

Khi hai yếu tố trên đáp ứng, công trình xử lý yếm khí có thể vận hành hiệu quả ở tải trọng hữu cơ rất cao, ví dụ như đối với nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột mì.

Để tăng cường phân huỷ chất hữu cơ và sinh khí mêtan có thể kết hợp sử dụng vi sinh BCP12 + BCP80 và BioStreme401 nhằm xử lý mùi hôi phát sinh từ hầm biogas.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

Cấu tạo hầm biogas phủ bạt HPDE thế nào?

Hầm biogas phủ bạt HDPE là mô hình công nghệ khí sinh học phổ biến tại nước ta hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên cấu tạo hầm biogas như thế nào, gồm những thành phần quan trọng gì thì không phải ai cũng biết? Nội dung bài viết sau xin được làm rõ vấn đề này, hy vọng giúp bà con chủ động nắm rõ để sử dụng hiệu quả.

Hầm biogas phủ bạt HPDE là gì?

Hầm biogas là nơi dùng để chứa đựng và phân hủy các chất thải hữu cơ trong sinh hoạt và chăn nuôi. Loại hầm này được thiết kế đặc biệt có tác dụng sản sinh ra khí metan, dùng khí đó chuyển hóa thành các nguồn năng lượng khác hoặc dùng đun nấu.

Hầm biogas có nhiều loại khác nhau, trong đó hầm phủ bạt HDPE là mô hình cải tiến, được nhiều người tin dùng nhất. Đây là loại hầm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa phân tử PE thông qua phương pháp thổi hoặc cán.

So với dùng hầm biogas composite thì hầm biogas được phủ bạt HDPE có lợi ích như: 

  • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng
  • Thi công đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng và bảo hành
  • Tiết kiệm được thời gian lắp đặt lẫn chi phí vận hành

Ứng dụng của hầm phủ bạt HDPE cũng đa dạng hơn, nó thích hợp ứng dụng cho cả các đơn vị chăn nuôi lớn nhỏ như:  chăn nuôi gia súc, nuôi heo, gà, nuôi thủy hải sản, nước thải từ nhà máy sản xuất, khu chế biến thực phẩm, sản xuất đường hay hóa chất…

Cấu tạo hầm biogas phủ bạt HDPE

Hầm biogas phủ bạt HDPE được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng riêng để khi kết hợp sẽ phân hủy chất thải rồi tạo ra khí biogas. Các thành phần chính của hệ thống hầm biogas HDPE phải kể đến như:

  • Bể tiếp nhận chất thải, điều hòa lưu lượng được nạp vào: bể có tác dụng duy trì áp lực ổn định và điều hòa quá trình trong hầm biogas. Thông thường thì bể nạp này sẽ chiếm khoảng ¼ thể tích bể phân giảivà được ghép với bể phân giải. 
  • Tấm phủ mặt hầm biogas bằng bạt nhựa HDPE: tấm phủ này được làm bằng bạt nhựa HDPE, sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu cao phân tử PE cao cấp nên có độ bền cao, đàn hồi tốt, chống thấm hoàn hảo và độ bền lên đến hàng chục năm.
  • Bể lắng: tức là bể sau hố biogas. Bể này sẽ có nhiệm vụ phân giải sinh ra khí, đồng thời dự trữ khí ở lại. Phía dưới hầm sẽ là ngăn ủ phân còn ở trên sẽ là phần trữ khí. Nguyên liệu sẽ được đưa vào ngăn ủ rồi sinh ra khí thông qua sự hoạt động của các vi sinh vật. Khí sinh ra đó sẽ thoát lên và dữ ở trên hầm. 
  • Ống dẫn các chất thải: tức là đoạn ống chuyên dẫn chất thải, nước thải từ chuồng trại hoặc khu vực vệ sinh ra rồi cho xuống bể tiếp nhận.
  • Ống dẫn nước thải nối giữa các bể biogas: đây là đoạn ống nối các bể với nhau để luân chuyển khí gas một cách dễ dàng. 
  • Hệ thống hố gas: bao gồm hố nạp, hố trộn và hố thu bùn, hố hồi lưu…
  • Song chắn rác: giúp ngăn chặn rác thải đọng lại

Cấu tạo hầm biogas HDPE bắt buộc phải cần các bộ phận trên, liên kết lại để tạo thành hệ thống hầm biogas hoàn chỉnh, cho phép xử lý chất thải chăn nuôi một cách hiệu quả nhất. Đồng thời mô hình này còn giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường , rất thích hợp lắp đặt ở các hộ gia đình hay các trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhỏ.

Hầm biogas HDPE không những tiết kiệm chi phí, độ bền cao mà còn rất an toàn và thân thiện với môi trường sống. Nhựa HDPE rất lành, không độc hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường nên càng được khuyến khích sử dụng.

Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều cơ sở phân phối bạt HDPE phủ hầm gas, không phải ở đâu cũng đảm bảo chất lượng. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các nhà phân phối uy tín, có tiếng, qua đó đảm bảo chất lượng lẫn giá cả hợp lý nhất.

Để tăng cường phân huỷ chất hữu cơ và sinh khí mêtan có thể kết hợp sử dụng vi sinh BCP12 + BCP80 và BioStreme401 nhằm xử lý mùi hôi phát sinh từ hầm biogas.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Một đặc điểm của nước thải chăn nuôi theo mô hình trang trại là nồng độ ô nhiễm rất cao, COD, BOD, N, P, SS, VSV… cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể gây ảnh hưởng cực kì lớn cho sức khỏe con người và gây hại cho môi trường xung quanh.


Lượng TSS có trong nước thải với nồng độ lớn sẽ khiến nước bị đục, dẫn đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh bị hạn chế, một số loài tảo và rong rêu không thích nghi được với điều kiện thay đổi của nguồn nước sẽ bị tiêu diệt gây mất cân bằng môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Bên cạnh đó, các chất N và P với nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, không có lợi cho chất lượng nguồn nước do các loài rong tảo phát triển mạnh. Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải rất dễ gây các bệnh dịch cho con người khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp cho từng mô hình hộ gia đình, trang trại,…

Nam Hưng Phú hiện đã và đang tư vấn và cung cấp các giải pháp xử lý các vấn đề môi trường trong quá trình chăn nuôi.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VỚI:

XỬ LÝ MÙI HÔI TRONG TRANG TRẠI

  • Xử lý mùi hôi sau quạt hút với AirSolution9314/ Airsolution9312
  • Xử lý mùi hôi trong chuồng trại, khu vực chứa xác vật nuôi với Biostreme111F
  • Xử lý mùi hôi ở khu vực chứa phân, mương dẫn phân động vật trước khi vào biogas: MNV Probiotics

POLYMER HỮU CƠ

  • Hoá lý với Polymer NHP1250
  • Ép bùn với Polymer NHP3940

SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ BÙN THẢI/ PHÂN ĐỘNG VẬT

  • BCP85 vi sinh phân huỷ chất hữu cơ giúp rút ngắn thời gian ủ
  • BioStreme101 xử lý mùi hôi trong quá trình ủ phân.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – Thuy Hang

Một trong các khâu quan trọng nhất trong quá trình xử lý bùn thải là quá trình tách nước ra khỏi khối bùn lỏng. Để thực hiện được điều đó, cần phải đông tụ được các vật chất dạng keo lơ lửng, kết bông các chất rắn lơ lửng, và làm kết tủa các vật chất hòa tan nhằm tách chúng ra khỏi nước.

Trong quá trình tách nước, các chất đông tụ, kết bông, và kết tủa được sử dụng nhằm làm cho quá trình tách nước diễn ra thuận lợi. Trong nhiều tình huống, quá trình tách nước sẽ không thể thực hiện nếu thiếu chúng.

Các chất đông tụ vô cơ thường là các chất điện phân có gốc Sắt, Nhôm, Canxi hoặc Magie. Hóa chất kết tủa có rất nhiều loại thường mang gốc Natri, Kali, Canxi hoặc Magie.

Từ những năm 1960, các hợp chất polymer được đưa vào sử dụng trong xử lý nước thải và chúng nhanh chóng trở thành công cụ quan trọng thiết yếu. Các polymer liên kết tuyến tính hoặc liên kết phân nhánh được sử dụng phổ biến hơn cả.

Cơ chế hoạt động của Polymer trong xử lý bùn

Ứng dụng polymer để khử nước cho bùn: bùn có hàm lượng thấp được trộn với polymer và các hóa chất vô cơ khác nhau để hỗ trợ loại bỏ nước. Các polymer cation có trọng lượng phân tử trung bình thường được sử dụng trong tình huống này. Mức độ tích điện của polymer sẽ phụ thuộc vào loại bùn thải và biến thiên rất lớn, từ mức tích điện trung bình đối với bùn từ nhà máy giấy cho đến mức tích điện rất cao đối với bùn thải đô thị.

Cơ chế Polymer cho máy ép bùn dựa trên thực tế là các loại bùn thường mang điện tích âm. Khi các cation của polymer bị hút về phía khối bùn, chúng co dần lại thành lớp phủ bao quanh bùn trong khi cho phép nước thoát ra. Các phân tử polymer trọng lượng trung bình dường như có khả năng ép khối bùn lại, giúp quá trình tách nước dễ dàng diễn ra trên màng lọc, trong trục vít…

Một số loại bùn sinh học như bùn hoạt tính hoặc bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải kỵ khí rất khó xử lý. Trong trường hợp này, các hợp chất vô cơ như clorua sắt hoặc vôi được sử dụng hỗ trợ quá trình khử nước.

Lựa chọn Polymer cho máy ép bùn

Có nhiều loại polymer, từ bột khô đến dạng dung dịch, nhũ tương, với thành phần điện tích và mức độ tích điện khác nhau, cũng như khối lượng phân tử rất khác biệt. Mỗi loại Polymer có một vai trò khác nhau trong các chu trình xử lý nước thải, bùn thải, và mỗi loại bùn thải lại có một loại polymer tương ứng.

Có ba loại chính Polymer Cation, Polymer Anion, Polymer Nonionic công dụng cụ thể:

POLYMER CATION

Phù hợp với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Nước thải có hàm lượng chất lơ lững cao. Polymer cation rất phù hợp trong môi trường axit hoặc kiềm cho hiệu suất kết tủa rất cao.

Ví dụ cụ thể là: Nước thải công nghiệp trong sản xuất bia rượu, nhà máy sữa, nhà máy thủy sản, nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt, tinh bột khoai mì, nước thải từ nhà máy đường, nước thải của các lò giết mổ, nước thải nhà máy nước giải khát, nước thải của nhà máy in nhuộm vải.

Polymer NHP 3962/3940

POLYMER ANION

Sản phẩm polymer anion được ứng dụng phù hợp và hiệu quả cao với nước thải có hàm lượng chất vô cơ cao.

Xử lý nước thải có giá trị pH trung tính hoặc kiềm phát sinh từ các ngành sản xuất sắt, thép, xi mạ, luyện kim. Sử dụng polymer anion trong công đoạn xử lý hóa lý của quy trình xử lý nước thải (tuyển nổi và keo tụ – tạo bông), tác dụng của polymer anion là gắn kết chất thải tạo thành khối có trọng lượng lớn và lắng xuống (đối với quá trình keo tụ – tạo bông), đối với quá trình tuyển nổi thì người ta sử dụng polymer Anion để gắn kết các chất thải lại cùng với tác dụng của dòng khí cấp vào các khối chất thải đã được kết dính sẽ nổi lên trên, giúp quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó Polymer anion còn xử lý nước cấp từ sông, trầm tích và khoáng chất và nước thải có độ đục cao, lọc nước sau khi mưa.

Polymer NHP 1250

POLYMER NONIONIC

Sản phẩm polymer không ion sẽ thích hợp hơn đối với loại nước thải có tính axit mạnh vì polymer không ion polymer Nonionic hấp thụ tốt hơn các hạt lơ lửng trong nước thải và kết quả là hiệu quả xử lý rất cao. Bên cạnh đó NPAM còn là chất phụ gia cho ngành công nghiệp dệt may hay là chất giữ ẩm cho môi trường đất rất tốt.

ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA POLYMER CHO MÁY ÉP BÙN

Thông qua các cơ chế hoạt động của Polymer đã trình bày, người sử dụng cần có sự lựa chọn chủng loại Polymer thích hợp. Lựa chọn sai chủng loại polymer không chỉ làm giảm hiệu xuất xử lý nước thải, hiệu suất tách nước khỏi bùn, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến quá trình xử lý không thực hiện được. Cá biệt, trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra tắc nghẽn hệ thống.

Nguyên tắc quá trình keo tụ: Polymer được sử dụng với nồng độ thấp (0,1-0,5%) nhằm phá vỡ độ bền vững của các hạt keo trong nước và làm chúng kết cụm lại với nhau bởi polymer. Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông.

Do polymer có tính chất ăn mòn, các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này thường là: thép không gỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy.

Ứng dụng của polymer cho máy ép bùn:

Cải thiện cô đặc, trợ lắng, hút nước và tăng chất lượng cô đặc. Tuỳ vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta sử dụng polymer anion và polymer cation cũng khác nhau:

  • Nước mặt: Polymer tốt nhất là loại anion hay có rất ít cation, vì trong nước tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn,.v…v
  • Nước thải công nghiệp: để xử lý người ta thường dùng polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.
  • Nước thải đô thị: Sử dụng polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.
  • Ngoài ra, polymer còn ứng dụng làm chất phụ gia và kết dính trong thức ăn thủy sản.
  • Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông anion, chất kết bông cation phù hợp xử lý bùn hữu cơ.

Lượng polymer cho máy ép bùn cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

CASE STUDY: HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA BCP50 VỚI NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG

  • Loại nước thải: nước thải tập trung của Khu công nghiệp;
  • Lưu lượng: Q = 1000m3/ngd

Sau khi khảo sát, đề xuất phương án nuôi cấy men vi sinh:

Sau 10 ngày nuôi cấy, vi sinh phát triển và hoạt động ổn định. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Một số hình ảnh cụ thể dưới đây:

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MEN VI SINH BCP50

BCP50 chứa các chủng vi sinh vật có khả năng:

  • SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
  • PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC.

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ :     

  • Giảm bùn
  • Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
  • Giảm mùi
  • Khởi động hệ thống nhanh chóng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ 0949 906 079

CASE STUDY: MEN VI SINH BIONETIX HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG SINH KHÍ CHO BỂ SINH HỌC BIOGAS BỞI BCP12 VÀ BCP80

I. VẤN ĐỀ

Nhiều nhà máy điện khí sinh học gặp vấn đề về việc vận hành không hiệu quả và có mùi khó chịu. Do đó, F.E.I. đã kiểm tra lại quy trình tại hai nhà máy điện khí sinh học ở Nhật Bản (2018):

  1. Nhà máy đầu tiên sử dụng chất thải từ phân gia súc.
  2. Nhà máy thứ hai sử dụng chất thải từ cỏ.

Thông thường, các nhà máy điện khí sinh học tạo ra 60% khí mêtan, 40% CO2 và ít hơn 1% H2S và một số tạp chất khác. Đối với hai nhà máy này, hoạt động với hiệu quả thấp dẫn đến sản xuất khí mêtan chỉ ở mức 40%. Nó đã được tìm thấy rằng quá trình thủy phân và axit hóa là 2 giai đoạn hạn chế của quá trình phân hủy kỵ khí. Thủy phân không hoàn toàn và hiệu suất của vi khuẩn thủy phân bị ức chế làm cho một số vi khuẩn nhất định tạo ra hydro sunfua (H2S) dư thừa, dẫn đến một vấn đề về mùi hôi. Mặc dù nhà máy khí sinh học được thiết kế với công suất 300 kW / máy phát, trong thực tế, sức mạnh được tạo ra là chỉ 100 kW / máy phát.

Trong quá trình điều tra sâu hơn về các quy trình, người ta đã kết luận rằng nitơ amoniac là một trở ngại khác cho việc tạo khí mêtan tại nhà máy khí sinh học dựa trên phân chuồng. Độ pH hoạt động bình thường là 7.4-7.7, nhưng khi tổng nồng độ chất rắn tăng lên tới 8,9-11%, nồng độ nitơ amoniac cũng tăng lên, dẫn đến giá trị pH cao hơn 7,84-8,13. Sự hiện diện của nitơ amoniac ảnh hưởng mạnh đến quá trình thủy phân các chất hữu cơ.

II. ỨNG DỤNG

Các nhà máy khí sinh học hoạt động trong chu kỳ lên men 45 ngày. BCP12 và STIMULUS đã được định lượng vào bể chứa nguyên liệu tại mỗi nhà máy. BCP12 đã được sử dụng cùng với BCP80 tại nhà máy khí sinh học cho phân chuồng. Ở nhà máy thứ hai, BCP12 đã được sử dụng chung với BCP57 do hàm lượng thảo mộc cao.

III. PHẦN KẾT LUẬN

Sau khi dùng các sản phẩm Bionetix®, vấn đề về mùi khó chịu đã được giải quyết. Sản xuất khí mêtan tăng từ 40% đến 60%. Đồng thời, lượng H2S đã giảm xuống dưới 1%. Các nhà máy cũng cải thiện lên 300 kW / máy phát điện. Ngoài ra, nó đã được lưu ý rằng các nhà máy khí sinh học dùng phân chuồng tạo ra nhiều năng lượng hơn khi sử dụng phân chuồng từ vật nuôi được nuôi bằng ACTIV AID (Nuôi bằng sữa ™).

Dựa trên cuộc điều tra, F.E.I. khuyến nghị sử dụng BCP12 cùng với BCP80 tại các nhà máy khí sinh học được cung cấp năng lượng bởi chất thải từ phân chuồng và BCP12 với BCP57 tại các nhà máy sử dụng chất thải có hàm lượng cỏ cao. Bởi vì lên men đòi hỏi nhiều khoáng chất, F.E.I. cũng khuyến nghị sử dụng STIMULUS làm chất kích thích sinh học cho quá trình sản xuất khí sinh học.

SẢN PHẨM

Để biết thêm thông tin liên hệ Hotline 0949906079 Thuý Hằng

ỨNG DỤNG CỦA MEN VI SINH BCP57 VÀ MACRO N/P TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Trước thực tế tăng trưởng thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ; xu hướng sử dụng bao bì thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm và thông tin bằng mã QR, tính marketing hình ảnh và màu sắc trên bao bì…; xu hướng sử dụng sản phẩm tuần hoàn, thân thiện môi trường… dẫn đến nhu cầu về giấy bao bì tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về kinh tế –xã hội, nghành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy, đây là loại nước rất khó xử lý.

Hiện nay, Nam Hưng Phú đang là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức dòng sản phẩm men vi sinh nguyên liệu xử lý nước thải đô thị và công nghiệp của Hãng BIONETIX INTERNATIONAL từ CANADA. Đặc biệt với mã sản phẩm BCP57 kết hợp cùng chất dinh dưỡng MACRO N/P sẽ hỗ trợ cho quá trình xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy.

BCP57 bao gồm các chủng vi sinh tiết ra enzym để phân hủy cenlulose nè:

  • Alkaline Protease
  • Bacillus sp.
  • Cellulase
  • Lipase
  • Pseudomonas sp.
  • Bacteria Amylase
  • Aspergillus Fermentation extract.

Mốt số hình ảnh thực tế sử dụng men vi sinh BCP57 và chất dinh dưỡng Macro N/P cho Trạm xử lý nước thải của Nhà máy giấy với công suất 2000m3/ngd.

Tại bể Hiếu khí của Trạm xử lý nước thải ngành giấy
SV30 của bể hiếu khí trong giai đoạn nuôi cấy vi sinh.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949.906.079 – THÚY HẰNG

ỨNG DỤNG THỰC TẾ MEN VI SINH BCP11 TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Tác hại nước thải từ việc chế biến mủ cao su tự nhiên:

  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi ván lợn cặn; bốc mùi hôi thối nồng đặc.
  • Làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.
  • Những nơi tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khi sinh ra mùi hôi khó chịu lan khắp các vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư; nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sinh hoạt.

Phương thức Xử lý nước thải ngành chế biến mủ cao su tự nhiên luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành cao su. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Sản phẩm Men vi sinh BCP11 đem lại những lợi ích đáng kể trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế nước và sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655 (Men vi sinh xử lý các hợp chất nito vô cơ trong nước thải) tại Trạm xử lý nước thải của một Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên ở Bình Dương.

Trước khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
Sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
SV30 tại bể Aerotank sau khi cấy men vi sinh BCP11

BCP11BCP655 được sản xuất bởi hãng sản xuất vi sinh nguyên liệu từ Canada, nên các sản phẩm có chứa các chủng vi sinh chuyên biệt chuyên xử lý các thành phần riêng biệt của từng loại nước thải. Kèm theo là mật độ vi sinh vật trong từng gram sản phẩm vô cùng cao, lên đến 5 tỷ CFU/Gram.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – Thúy Hằng

Làm sao để xử lý mùi hôi nước thải hiệu quả, an toàn và tiết kiệm

Khi nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và lượng nước thải, nước ô nhiễm ngày càng tăng thì việc áp dụng các phương pháp xử lý nước ngày càng được quan tâm. Cũng vì lý do đó, các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với số lượng lớn, đáp ứng tối đa nhu cầu của con người. Tuy nhiên, một vấn đề mới phát sinh và tồn tại trong các nhà máy này đó là sự xuất hiện mùi hôi của hệ thống xử lý nước thải.

Trạm Xử lý nước thải – Nhà máy sản xuất nội thất

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình xử lý bùn, các hợp chất có mùi khác nhau có thể được hình thành do sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, phụ thuộc nhiều vào loại nước thải được xử lý (công nghiệp hay thương mại), hoặc hệ thống xử lý nước thải. Trong đó, những chất thường gặp hơn cả là Methanethiol (CH4S), Skatoles (C9H9N), axit vô cơ, andehit, xeton, hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs và các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử nitơ hoặc lưu huỳnh. Các hợp chất này có thể bắt nguồn từ sự phân hủy kỵ khí của các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn, đặc biệt là protein. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi ở đầu ra của đường cống và trong các nhà máy xử lý nước thải nói chung.

Khu vực ép bùn thải của Trạm xử lý nước thải

Trong số các hợp chất vô cơ, amoniac và hydro sunfua (H2S) được coi là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi của nước thải sinh hoạt. H2S có mùi trứng thối, bất kỳ sự bay hơi hoặc rò rỉ nào trong quá trình này có thể dẫn đến các tình trạng rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí xung quanh.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và đưa ra những chỉ số nhất định về việc phát hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải. Sau đây là một số thông số để biểu thị nồng độ của mùi:

  • Ngưỡng cảm nhận (ATC: Absolute Threshold Concentration), được định nghĩa là nồng độ tối thiểu có thể được phát hiện mùi bằng khứu giác. Trong một số trường hợp, giá trị trung bình hình học của các phép đo của các cấu tử đơn lẻ được sử dụng.
  • Ngưỡng mùi (TON), hoặc số lượng độ pha loãng cần thiết để giảm nồng độ của mẫu đến ATC.
  • Nồng độ phơi sáng tối đa (TLV: Giá trị giới hạn ngưỡng): Nồng độ tối đa mà mọi người có thể tiếp xúc trong khoảng thời gian 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần và 50 tuần một năm (trung bình có trọng số trên 8 giờ), trong thời gian làm việc là 40 năm.
  • Nồng độ tối đa cho phép (MAC: Maximum Allowable Concentration): Nồng độ tối đa không bao giờ được vượt quá.

Dưới đây là bảng thống kê các chỉ số kể trên với những hợp chất hoá học được tìm thấy trong luồng không khí tồn tại rong các nhà máy xử lý nước thải.

Hợp chấtATC (ppm)TLV (ppm)MAC (ppm)Mùi đặc trưng
Hydrogen Sulfide0,000471050 (Mỹ)Trứng thối
Amoniac46.82537.5 (Anh)Hăng
Methyl Mercaptan0,002110 Bắp cải thối
Carbon Dusulfide0.21  Ngọt/ Hăng
Biphenyl Sulfide0,0047  Cao su
Chất sulfua không mùi0.001  Rau thối rữa
Nguồn sưu tầm

Giải pháp xử lý mùi của hệ thống xử lý nước thải

Để xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện,…. Bước đầu tiên là xác định nguồn gốc. Khi đã xác định được nguồn gốc của mùi hôi, có nhiều giải pháp khác nhau có thể được áp dụng để kiểm soát mùi hôi. Một số giải pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là sử dụng SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI:

Sử dụng BioStreme9442Fxử lý mùi hôi bề mặt nước thải trong bể chứa
Sử dụng AirSolution9314 Xử lý mùi hôi không khí xung quanh trạm xử lý nước thải

Các sản phẩm này sử dụng dễ dàng và hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt không chứa gốc vi sinh vật nên sẽ không gây ảnh hưởng đến người sử dụng và vi sinh vật trong các bể xử lý nước thải. Ngoài ra sản phẩm có hương thơm dịu nhẹ.

Sản phẩm được sản xuất bởi Hãng ECOLO Odor Control Technologies Inc (Canada) – Hãng khử mùi nổi tiếng trên thế giới. Và được Công ty Nam Hưng Phú nhập khẩu trực tiếp và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.

Tham khảo sản khẩm: BIOSTREME9442F và AIRSOLUTION9314

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079 để được tư vấn và giải đáp.