Kết quả test PolymerNHP3962 cho giai đoạn ép bùn của nước thải dệt nhuộm

Nam Hưng Phú vừa nhận được kết quả test PolymerNHP3962 cho ép bùn mà khách hàng dệt nhuộm tự test thử.

Kết quả test PolymerNHP3962

Polymer NHP3962 có trọng lượng phân tử cao, chất kết tụ cation cao. Sản phẩm là một hạt bột , hoàn toàn tan trong nước. Polymer NHP3962 thường được sử dụng như một công cụ trợ nước cho các quá trình tách chất rắn.

  • Tách nước bùn công nghiệp trong máy ép bùn băng tải, máy ép bùn khung bản – tăng tỷ lệ sản xuất, hàm lượng chất rắn bánh và chất rắn.
  • Cặn bùn công nghiệp – cải thiện nén chặt bùn, tỷ lệ lắng đọng và chất lượng nước thải.

Polymer NHP 3962 có sẵn trong túi 25kg – Xuất xứ: Malaysia

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp: 0949 906 079

Khảo sát trạm xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên

Chuyến khảo sát và tư vấn nuôi cấy men vi sinh BCP11 (Bionetix – Canada). Một số hình ảnh trong chuyến đi này:

Chuyến đi vào tháng 01/2022.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Hiện nay, ngành cao su nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc lượng chất thải ra môi trường ngày càng tăng. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Mục đích xử lý nước thải chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là:

  • Phương pháp xử lý cơ học
  • Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
  • Phương pháp xử lý sinh học

1.    Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải; như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

2.    Phương pháp hóa học và hóa lý

  • Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.
  • Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ; giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..

3.    Phương pháp sinh học

Dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Chia làm 2 loại:

  • Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
  • Phương pháp xử lý hiếu khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Sủ dụng sản phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay sản phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là Vi sinh BCP11 – Bionetix. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia và sản xuất tại Canada.Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để giảm nồng độ COA, BOD thì nhà máy nên dùng vi sinh BCP11 của hãng Bionetix. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm.

Lợi ích vi sinh BCP11:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Cách sử dụng:

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm                                                            
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm

Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm; qui mô của hệ thống xử lý nước thải mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Hiện nay nước ta có khoảng 500 doanh nghiệp chế biến mủ cao su trên tổng số hơn 1000 doanh nghiệp sản xuất các vật liệu từ cao su trong cả nước nhưng hiện chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, số doanh nghiệp còn lại chưa có hệ thống xử lý hoặc hệ thống xử lý nước thải sản xuất không đạt chuẩn cho phép (Theo Báo cáo môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường; số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê).

Những phương pháp chế biến mủ cao su phổ biến hiện nay

  • Chế biến bằng phương pháp mủ ly tâm
  • Chế biến bằng phương pháp mủ cốm
  • Chế biến bằng phương pháp mủ tạp

Nguồn gốc phát sinh nước thải

  • Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động thường ngày của nhân viên như rửa tay, vệ sinh cá nhân,…
  • Nước thải sản xuất: xuất phát từ sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học, phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc và vệ sinh nhà xưởng.

Đặc tính nước thải mủ cao su:

Tùy theo phương pháp chế biến mà nước thải sẽ có đặc tính khác nhau.

  • Chế biến mủ cao su bằng phương pháp ly tâm thì nước thải thường có độ pH, BOD, COD rất cao
  • Phương pháp chế biến mủ cốm lại cho pH nước thải thấp còn các chỉ số BOD, COD và SS vẫn ở mức cao
  • Chế biến bằng phương pháp mủ tạp thì pH nước thải lại ở mức trung tính 5-6, những chỉ tiêu khác thì BOD và COD vẫn cao nhưng thấp hơn các phương pháp khác.

Đặc trưng của nước thải mủ cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi này do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác như CH4, H2S,…nên xử lý nước thải mủ cao su cần phải chú trọng đến vấn đề này.

Xử lý nước thải mủ cao su cần nắm rõ khoảng giao động pH của nước thải (thường từ 4-6). Việc pH thấp này là do trong quá trình sản xuất ta phải dùng axit để đông tụ mủ cao su. Nhưng phương pháp mủ ly tâm lại cho pH cao (khoảng 9-11).

Căn cứ các công đoạn sản xuất của công ty sản xuất, trong nước thải có chứa mủ cao su có chứa các thành phần sau: NH3 cao, BOD, COD, SS cao; pH thấp (công đoạn sản xuất có châm thêm axit vào để mủ đông lại).

Nước thải cao su có pH thấp do phải dùng axit cho công đoạn đông tụ, lượng N-NH3 cao do dùng trong quá trình kháng đông, axit foomic dùng trong quá trình đánh đông. Đặc trưng của nước thải cao su là trong nước thải chứa nhiều hạt cao su nhỏ, không đóng thành mảng lớn được, tồn tại ở dạng huyền phù.

Như vậy, nước thải mủ cao su có BOD, COD, N cao là loại nước thải khó xử lý, công nghệ xử lý nước thải cao su phải vừa kết hợp giữa xử lý hóa học và sinh học để đạt được QCVN 01:2015/BTNMT, cột B.

Ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường

  • Làm đục nước, nổi váng và bốc mùi hôi thối
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao ảnh hưởng đến quá trình tự hủy
  • Mùi hôi thối bắt nguồn từ việc lên men khiến quá trình này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Trên đây là một vài chia sẻ về nước thải của ngành sản xuất mủ cao su tự nhiên. Hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin về nước thải của ngành sản xuất này. Như đã nêu trên thì loại nước thải với đặc thù ô nhiễm BOD, COD rất cao nên phương pháp vi sinh là cực kì phù hợp cho loại nước thải này. Công ty chúng tôi xin giới thiệu loại Men vi sinh xử lý nước thải sản xuất mủ cao su tự nhiên BCP11.

Lợi ích vi sinh BCP11 mang lại:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Xuất xứ: Hãng vi sinh nguyên liệu BIONETIX – CANADA

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079

ỨNG DỤNG THỰC TẾ MEN VI SINH BCP11 TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Tác hại nước thải từ việc chế biến mủ cao su tự nhiên:

  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi ván lợn cặn; bốc mùi hôi thối nồng đặc.
  • Làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.
  • Những nơi tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khi sinh ra mùi hôi khó chịu lan khắp các vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư; nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sinh hoạt.

Phương thức Xử lý nước thải ngành chế biến mủ cao su tự nhiên luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành cao su. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Sản phẩm Men vi sinh BCP11 đem lại những lợi ích đáng kể trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế nước và sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655 (Men vi sinh xử lý các hợp chất nito vô cơ trong nước thải) tại Trạm xử lý nước thải của một Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên ở Bình Dương.

Trước khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
Sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
SV30 tại bể Aerotank sau khi cấy men vi sinh BCP11

BCP11BCP655 được sản xuất bởi hãng sản xuất vi sinh nguyên liệu từ Canada, nên các sản phẩm có chứa các chủng vi sinh chuyên biệt chuyên xử lý các thành phần riêng biệt của từng loại nước thải. Kèm theo là mật độ vi sinh vật trong từng gram sản phẩm vô cùng cao, lên đến 5 tỷ CFU/Gram.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – Thúy Hằng

Giải pháp xử lý mùi hôi từ nhà máy sản xuất cao su tự nhiên (ECOLO)

Tổng quan về ngành cao su

– So với những nước khác Việt Nam có tiềm năng khai thác và xuất khẩu cao su thuận lợi, năm 2013 vươn lên đứng thứ 3 về sản lượng cao su thiên nhiên, vị trí này được tiếp tục duy trì đến năm 2017. Năm 2018 ngành cao su Việt nam có khả năng vượt mốc về sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu so với những năm trước, đây cũng chính là năm đánh dấu vai trò của ngành cao su Việt Nam đối với tổ chức cao su thế giới.

– Trong giai đoạn từ 2019 – 2024 Tập Đoàn Cao Su Việt Nam sẽ tập trung cố gắng hoàn thành chứng chỉ chứng nhận quốc tế bảo vệ rừng, phục hồi diện tích rừng cao su song song bên cạnh đó xây dựng hệ thống giải trình gỗ cao su tốt nhất, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác, chế biến cao su với xã hội để môi trường được bảo vệ một cách tốt nhất.

Nguy hại của ngành cao su đối với môi trường

– Những lợi ích của ngành cao su mang lại có giá trị vô cùng to lớn trong đời sống vì được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như sản xuất gối nệm, sản xuất lốp xe, cao su ngành xây dựng, cao su ngành thủy lợi, cao su ngành công nghiệp…Tuy nhiên những tác hại mà cao su mang lại không hề nhỏ đối với môi trường và cuộc sống của con người.

– Nước thải từ ngành cao su là yếu tố đầu tiên gây ô nhiễm môi trường nặng nhất, nước thải cao su phát sinh từ quá trình chế biến, sản xuất cao su nếu thải ra ngoài môi trường chưa được xử lý kỹ càng khi ngấm vào đất, hòa vào các dòng sông sẽ làm cho môi trường sinh thái bị hủy diệt, đất đai bị bốc mùi hôi thối, cây cối bị chết, các loài thực vật và động vật ở môi trường nước không thể sinh sôi và phát triển. Nước thải cao su làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi hoàn toàn dẫn đến đời sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, sức khỏe của cộng đồng dân cư bị đe dọa nghiêm trọng vì các loại bệnh mà nước thải cao su gây ra.

– Bên cạnh đó mùi hôi cao su phát sinh từ nước thải cao su cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người, mùi hôi cao su ảnh hưởng đến quá trình lao động của cán bộ công nhân viên làm cho hiệu quả công việc không đạt kết quả cao. Tiếp xúc với mùi hôi cao su lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì mùi hôi cao su gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục mùi hôi cao su

– Muốn xử lý mùi hôi cao su chúng ta phải biết được mùi hôi phát sinh từ đâu sau đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.

– Nếu mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải thì sẽ phát sinh từ 2 nguồn:

  • Thứ nhất, hàm lượng chất hữu cơ cao cùng với các váng cao su đông tụ trên mặt. Thuận lợi cho quá trình lên men yếm khí diễn ra mạnh mẻ, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải ngay từ trên mương thoát nước đến bể thu gom. Một lượng khí sẽ sinh ra ngay từ giai đoạn này.
  • Thứ 2, hoạt động của hệ thống xử lý nước thải chưa hiệu quả. Việc phân hủy yếm khí sẽ diễn ra ở hầu hết các bể. Ngoài ra, trong nước thải đầu ra vẫn còn một lượng lớn các chất hữu cơ chưa xử lý hết, tiếp tục phân hủy và sinh ra mùi hôi. Với những người dân sống xung quanh khu vực, nguồn ô nhiễm này gây ô nhiễm mùi và nước thải đặc biệt nghiêm trọng.

– Ngoài ra có thể sử dụng hóa chất để giảm bớt mùi hôi cao su nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống và tiếp xúc với hóa chất hàng ngày.

Vì vậy cần tìm những giải pháp xử lý mùi hôi sao cho hiệu quả và an toàn với người lao động và các hộ dân khu vực xung quanh.

Hiện Nam Hưng Phú đề xuất 2 sản phẩm: BIOSTREME9442F xử lý mùi hôi bề mặt khu vực chưa phế phẩm, bùn thải,..và AIRSOLTUON9312 xử lý mùi hôi không khí khu vực xung quanh trạm xử lý nước thải, xung quanh nhà máy.

Các sản phẩm này bao gồm các chất dinh dưỡng, tinh dầu tự nhiên và các hợp chất trung hòa mùi. ĐẶC BIỆT không chứa GỐC VI SINH VẬT nên sẽ không ảnh hưởng đến người sử dụng và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường như Ph, nhiệt độ,… Với tỉ lệ pha loãng từ 500 đến 2000 lần, chi phí sử dụng thâp mà hiệu quả cao.

Sản phẩm được sản xuất bởi Ecolo Odor Technologies Inc (Canada) – Hãng nổi tiếng về cung cấp các giải pháp kiểm soát mùi hôi trên thế giới.

Công ty Nam Hưng Phú là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra công ty Nam Hưng Phú có đội ngũ kỹ thuật tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ tận nơi khi hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp gặp sự cố không khắc phục được.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079

Quá trình cấy men vi sinh BCP11 cho trạm xử lý nước thải cao su tại Bình Phước

Một số hình ảnh trong chuyến đi khảo sát Trạm xử lý nước thải cao su tại Bình Phước

Sau chuyến đi khảo sát, Nam Hưng Phú đưa ra phương án và tính liều lượng nuôi cấy vi sinh cho khách hàng. Tiếp đến và bắt tay vào việc nuôi cấy vi sinh cho Trạm xử lý nước thải.

Kết quả sau 20 ngày khởi động lại hệ thống, vi sinh phát triển và nước thải sau xử lý đạt chuẩn xả thải. Một số hình ảnh cụ thể:

Các loại Men vi sinh được sử dụng trong quá trình khởi động lại hệ thống bao gồm:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0949 906 079 để được tư vấn

Ứng dụng thực tế của men vi sinh BCP11 trong xử lý nước thải dược phẩm

Tổng quan về ngành sản xuất thuốc – dược phẩm

Thuốc là một trong nhu yếu phẩm cần thiết, ai cũng cần sử dụng ở nhiều mức độ, và tuổi càng cao thì lượng thuốc sử dụng càng nhiều. Vì vậy, ngành dược là ngành luôn được ưu tiên phát triển.

Hiện tai, ngành công nghiệp sản xuất thuốcdược phẩm của Việt Nam hiện đang phát triển. Với nền y học phát triển cả về tây y, đông y… nên các sản phẩm của ngành dược rất phong phú với các loại thuốc tân dược, đông dược… giúp phòng tránh, điều trị bệnh

Trong đó, nước thải chứa các thành phần của thuốc được thải ra ngoài chỉ có khâu pha chế, ép viên, vô nang

  • Pha chế: tại bước này, các nguyên liệu được điều chế theo quy định để ra thành phần thuốc theo quy định. Giai đoạn này sẽ thải ra ngoài môi trường như thuốc rơi vãi, thuốc điều chế sai, vệ sinh các vật dụng dùng để đựng thuốc trước và sau khi pha chế… đều có thể thải thêm một lượng nước thải chứa thuốc ra ngoài môi trường
  • Ép viên, vô nang: sản phẩm lỗi, rơi vãi ra ngoài trong quá trình thực hiện
  • Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ quá trình lau dọn vệ sinh nhà máy sản xuất, vệ sinh giặt giữ của công nhân vệ sinh.

Nước thải sản xuất thuốc này chứa các thành phần khó xử lý như: các hợp chất chứa vòng β-lactams, thuốc thử, dung môi…

Các loại nước thải khác

  • Nước thải phát sinh từ khâu sản xuất vỏ nang: vỏ nang được làm chính từ gelatin – protein tách được từ colagen và xương động vật – vì vậy, nước thải sản xuất vỏ nang sẽ chứa nhiều dầu mỡ động vật, các hợp chất mạch vòng khó xử lý

Hiện nay Nam Hưng Phú đang nhập khẩu và phân phối chính thức dòng vi sinh xử lý nước thải của Bionetix từ Canada, bao gồm sản phẩm BCP11 – Men vi sinh chứ các chủng vi sinh vật có khả năng phát triển và xử lý được các thành phần trong nước thải dược phẩm. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế tại trạm xử lý nước thải ngành dược phẩm với BCP11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Trước khi sử dụng BCP11 tại bể hiếu khí
Sau khi sử dụng men vi sinh BCP11 tại bể hiếu khí

HIỆU QUẢ CỦA BCP11

  • Giúp khởi động hệ thống cho nhà máy xử lý mới;
  • Cải thiện chất lượng nước thải đầu ra;
  • Tăng hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải;
  • Giảm khởi động lại hệ thống từ việc sốc tải;
  • Kiểm soát các vi khuẩn dạng sợi;
  • Giảm mùi hôi khó chịu và giảm bọt.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0949 906 079 để được tư vấn

BCP10 Men vi sinh xử lý nước thải có chứa chất hoạt đồng bề mặt

  1. CHỨC NĂNG CỦA VI SINH BCP10
    Phân rã các chất hữu cơ phức tạp: phenol, các hợp chất benzen, các chất hoạt động bề mặt và alcohols của các loại nước thải có COD cao, dùng cho các loại nước thải như sau:

2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM BCP10

  • Mô tả:  Màu vàng nâu, dạng hạt bột
  • Đóng gói: Đóng gói 250gram trong bịch tự huỷ, 10kg/thùng
  • Độ ổn định:  Tối đa, mất 1 log/năm
  • pH  6.0 ‐ 8.5
  • Nồng độ  5.0 – 0.61gram/cm3
  • Độ ẩm 15%
  • Thành phần: Vi sinh, Các chất dinh dưỡng, chất kích thích
  • Số lượng vi sinh:  5 x10­­­CFU/gram
Thùng vi sinh 10KG
Túi tự hủy 250gram

3. HIỆU QUẢ CỦA BCP10

  • Loại bỏ các hoá chất sa lắng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bồn chứa, ống cống, đường thoát nước và bể hiếu khí;
  • Đẩy nhanh việc loại bỏ các mùi khó chịu;
  • Tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý quá tải;
  • Nuôi cấy lại hệ thống sau khi khởi động
  • Khả năng xử lý vi sinh đạt hiệu quả đến >90%

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH ổn định ở mức 6.8 – 7.2, nên kiểm tra pH và điều chỉnh hàng ngày trước khi dùng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể sinh học phải đượckhởi động lại ở tải trong thấp hoặc nồng độ COD< 2kg/m3
  • Nồng độ oxy hòa tan DO: >2ppm.
  • Cho nước thải vào 30% bể, sau đó cho 5-10% bùn sinh học vào bể hiếu khí để làm chất mang cho vi sinh tăng trưởng nhanh hơn, sục khí trước 24-48h để khởi động hệ thống, sao cho bùn chuyển màu từ màu đen sang màu nâu, sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.

4. CÁCH BẢO QUẢN

  • Bảo quản nhiệt độ phòng: 25-28 độ C
  • Tránh ánh sáng trực tiếp
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – THÚY HẰNG

VI SINH BCP11 XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Cùng với sự phát triển kinh tế _ xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó ngày càng tăng. Kéo theo đó là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, và là vấn nạn lớn cần được quan tâm giải quyết cấp bách tình trạng ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe con người.

Ngành dệt nhuộm đnag ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhưng nước thải từ ngành nghề này gây ra một nguồn ô nhiễm vô cùng lớn và cũng tạo ra một vấn đề cần được quan tâm, đó chính là xử lý nước thải từ ngành này. Vậy cùng tìm hiểu về một phương pháp xử lý nước thải bằng men Vi sinh trong bài viết này nhé!

1. CHỨC NĂNG

 BCP11 bao gồm các chủng men vi sinh vật có khả năng xử lý được các loại nước thải công nghiệp hóa chất dùng cho các loại nước thải như sau:

Nước thải dệt nhuộm

Nước thải  thuộc da

Nước thải cao su

Nước thải từ sản xuất hóa chất

+ Và các loại nước thải có COD cao khác,….

 2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM BCP11

  • Mô tả:  Màu vàng nâu, dạng hạt bột
  • Đóng gói: Đóng gói 250gram trong bịch tự huỷ, 10kg/thùng
  • Độ ổn định:  Tối đa, mất 1 log/năm
  • pH  6.0 ‐ 8.5
  • Nồng độ  5.0 – 0.61gram/cm3
  • Độ ẩm 15%
  • Thành phần: Vi sinh, Các chất dinh dưỡng, chất kích thích
  • Mật độ vi sinh:  5 tỷ CFU/gram

      3. HIỆU QUẢ CỦA BCP11

  • Giúp khởi động hệ thống cho nhà máy xử lý mới;
  • Cải thiện chất lượng nước thải đầu ra;
  • Tăng hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải;
  • Giảm khởi động lại hệ thống từ việc sốc tải;
  • Kiểm soát các vi khuẩn dạng sợi;
  • Giảm mùi hôi khó chịu và giảm bọt.

      4. LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG BCP11

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm

      5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BCP11

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH ổn định ở mức 6.8 – 7.2, nên kiểm tra pH và điều chỉnh hàng ngày trước khi dùng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể sinh học phải đượckhởi động lại ở tải trong thấp hoặc nồng độ COD< 2kg/m3
  • Nồng độ oxy hòa tan DO: >2ppm.
  • Cho nước thải vào 30% bể, sau đó cho 5-10% bùn sinh học vào bể hiếu khí để làm chất mang cho vi sinh tăng trưởng nhanh hơn, sục khí trước 24-48h để khởi động hệ thống, sao cho bùn chuyển màu từ màu đen sang màu nâu, sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.

      6. CÁCH BẢO QUẢN

  • Bảo quản nhiệt độ phòng: 25-28 độ C
  • Tránh ánh sáng trực tiếp
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng