CASE STUDY VI SINH BCP12 ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHOAI TÂY TẠI PHÁP

Ngành công nghiệp: Nhà máy chế biến khoai tây

Quốc gia                : Pháp

Sự cố                    : Sản xuất khí sinh học kém/ Giảm COD

Sản phẩm              : BCP12

Thông tin nhà máy

Nhà máy sản xuất khoai tây rán (khoai tây chiên) và miếng khoai tây để sử dụng trong một loạt các sản phẩm thực phẩm. Cơ sở xử lý nước thải gồm có nhà máy xử lý kỵ khí và hiếu khí. WWTP có lưu lượng đầu vào là 2,800 m3/ngày.

Bể xử lý kỵ khí có thể tích là 1,000 m3. Đây là một bể phản ứng lưu hành nội bộ (IC). Tinh bột trong nước thải đầu vào có COD là 4,000 mg/L. Khí sinh học từ bể xử lý sinh học được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu đốt trong các lò hơi của nhà máy.

Mục tiêu đầu tiên là nâng cao công suất phân hủy COD của bể xử lý sinh học. Mục tiêu thứ 2 là làm tăng lượng khí sinh học được sản xuất. Lợi ích của việc sản xuất khí sinh học ngày càng tăng mà ít khí tự nhiên là cần thiết cho các nồi hơi. Giảm COD có nghĩa là tải trọng hữu cơ trong bể hiếu khí được giảm và năng lượng cần thiết sử dụng cho bể hiếu khí ít.

Giải pháp

Bionetix đã phát triển một sản phẩm bioenzymatic, BCP12, đặc biệt cho bể xử lý sinh học kỵ khí. Công thức có chứa các enzyme tự do (amylase, cellulase, lipase và protease), vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, vi khuẩn lên men và nấm. Các enzyme và vi khuẩn kỵ khí tùy nghi cùng nhau hoạt động để nhanh chóng thiết lập quá trình sản xuất acetate (acetogenesis) trong khi vi khuẩn lên men và nấm tối ưu hóa quá trình lên men và phân hủy. Thông thường là các bước của quá trình thủy phân và sản xuất acetate mà giới hạn tốc độ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Bằng cách nhanh chóng và hiệu quả tạo ra các axit mạch ngắn như acetic và axit propionic cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất khí sinh học methanogen.

Mục đích xử lý

  • Gia tăng sản xuất khí sinh học
  • Nâng cao hiệu quả phân hủy COD
  • Cải thiện quá trình tiền xử lý trước khi xử lý hiếu khí.

Quá trình xử lý

BCP12 được cho vào nước với tỷ lệ 1:10 và khuấy đều. Để yên trong vòng 30 phút và sau đó cho liều lượng tính toán vào trong bể xử lý sinh học kỵ khí.

Liều lượng cho chương trình xử lý

  • Liều lượng ban đầu: Ngày 1 – 5: 4kg BCP12/ ngày
  • Liều lượng duy trì: Tuần thứ 2 trở đi: 4kg BCP12/ tuần

Kết quả

Trên 3 tháng sử dụng liều lượng cho chương trình xử lý :

  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 0.34 m3/kg COD được loại bỏ lên đến 0.72 m3/kg COD được loại bỏ – tăng 112%
  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 2,389 m3/ngày lên đến 4,435 m3/ngày – tăng 86%
  • COD được loại bỏ tăng từ 38% lên đến 53% – tăng 40%

Kết luận

Liều lượng BCP12 cho vào bể xử lý sinh học kỵ khí trong nhà máy chế biến khoai tây kết quả là làm tăng sản xuất khí sinh học, tăng sản lượng khí sinh học và hiệu quả loại bỏ COD nhiều hơn.

Các lợi ích là:

  • Giảm lượng khí đốt tự nhiên cần dùng cho lò hơi
  • Giảm năng lượng đầu vào cho việc thổi khí tiếp theo
  • Giảm sự hình thành bùn sinh học
  • Giảm chi phí liên quan đến việc ép bùn và loại bỏ chất rắn
  • Cải thiện khả năng chịu đựng cho toàn bộ bể trong nhà máy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm: BCP12

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

ỨNG DỤNG CỦA MEN VI SINH BCP57 VÀ MACRO N/P TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Trước thực tế tăng trưởng thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ; xu hướng sử dụng bao bì thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm và thông tin bằng mã QR, tính marketing hình ảnh và màu sắc trên bao bì…; xu hướng sử dụng sản phẩm tuần hoàn, thân thiện môi trường… dẫn đến nhu cầu về giấy bao bì tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về kinh tế –xã hội, nghành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy, đây là loại nước rất khó xử lý.

Hiện nay, Nam Hưng Phú đang là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức dòng sản phẩm men vi sinh nguyên liệu xử lý nước thải đô thị và công nghiệp của Hãng BIONETIX INTERNATIONAL từ CANADA. Đặc biệt với mã sản phẩm BCP57 kết hợp cùng chất dinh dưỡng MACRO N/P sẽ hỗ trợ cho quá trình xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy.

BCP57 bao gồm các chủng vi sinh tiết ra enzym để phân hủy cenlulose nè:

  • Alkaline Protease
  • Bacillus sp.
  • Cellulase
  • Lipase
  • Pseudomonas sp.
  • Bacteria Amylase
  • Aspergillus Fermentation extract.

Mốt số hình ảnh thực tế sử dụng men vi sinh BCP57 và chất dinh dưỡng Macro N/P cho Trạm xử lý nước thải của Nhà máy giấy với công suất 2000m3/ngd.

Tại bể Hiếu khí của Trạm xử lý nước thải ngành giấy
SV30 của bể hiếu khí trong giai đoạn nuôi cấy vi sinh.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949.906.079 – THÚY HẰNG

ỨNG DỤNG THỰC TẾ MEN VI SINH BCP11 TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Tác hại nước thải từ việc chế biến mủ cao su tự nhiên:

  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi ván lợn cặn; bốc mùi hôi thối nồng đặc.
  • Làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.
  • Những nơi tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khi sinh ra mùi hôi khó chịu lan khắp các vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư; nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sinh hoạt.

Phương thức Xử lý nước thải ngành chế biến mủ cao su tự nhiên luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành cao su. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Sản phẩm Men vi sinh BCP11 đem lại những lợi ích đáng kể trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế nước và sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655 (Men vi sinh xử lý các hợp chất nito vô cơ trong nước thải) tại Trạm xử lý nước thải của một Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên ở Bình Dương.

Trước khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
Sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
SV30 tại bể Aerotank sau khi cấy men vi sinh BCP11

BCP11BCP655 được sản xuất bởi hãng sản xuất vi sinh nguyên liệu từ Canada, nên các sản phẩm có chứa các chủng vi sinh chuyên biệt chuyên xử lý các thành phần riêng biệt của từng loại nước thải. Kèm theo là mật độ vi sinh vật trong từng gram sản phẩm vô cùng cao, lên đến 5 tỷ CFU/Gram.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – Thúy Hằng

Quá trình cấy men vi sinh BCP11 cho trạm xử lý nước thải cao su tại Bình Phước

Một số hình ảnh trong chuyến đi khảo sát Trạm xử lý nước thải cao su tại Bình Phước

Sau chuyến đi khảo sát, Nam Hưng Phú đưa ra phương án và tính liều lượng nuôi cấy vi sinh cho khách hàng. Tiếp đến và bắt tay vào việc nuôi cấy vi sinh cho Trạm xử lý nước thải.

Kết quả sau 20 ngày khởi động lại hệ thống, vi sinh phát triển và nước thải sau xử lý đạt chuẩn xả thải. Một số hình ảnh cụ thể:

Các loại Men vi sinh được sử dụng trong quá trình khởi động lại hệ thống bao gồm:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0949 906 079 để được tư vấn

BCP10 Men vi sinh xử lý nước thải có chứa chất hoạt đồng bề mặt

  1. CHỨC NĂNG CỦA VI SINH BCP10
    Phân rã các chất hữu cơ phức tạp: phenol, các hợp chất benzen, các chất hoạt động bề mặt và alcohols của các loại nước thải có COD cao, dùng cho các loại nước thải như sau:

2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM BCP10

  • Mô tả:  Màu vàng nâu, dạng hạt bột
  • Đóng gói: Đóng gói 250gram trong bịch tự huỷ, 10kg/thùng
  • Độ ổn định:  Tối đa, mất 1 log/năm
  • pH  6.0 ‐ 8.5
  • Nồng độ  5.0 – 0.61gram/cm3
  • Độ ẩm 15%
  • Thành phần: Vi sinh, Các chất dinh dưỡng, chất kích thích
  • Số lượng vi sinh:  5 x10­­­CFU/gram
Thùng vi sinh 10KG
Túi tự hủy 250gram

3. HIỆU QUẢ CỦA BCP10

  • Loại bỏ các hoá chất sa lắng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bồn chứa, ống cống, đường thoát nước và bể hiếu khí;
  • Đẩy nhanh việc loại bỏ các mùi khó chịu;
  • Tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý quá tải;
  • Nuôi cấy lại hệ thống sau khi khởi động
  • Khả năng xử lý vi sinh đạt hiệu quả đến >90%

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH ổn định ở mức 6.8 – 7.2, nên kiểm tra pH và điều chỉnh hàng ngày trước khi dùng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể sinh học phải đượckhởi động lại ở tải trong thấp hoặc nồng độ COD< 2kg/m3
  • Nồng độ oxy hòa tan DO: >2ppm.
  • Cho nước thải vào 30% bể, sau đó cho 5-10% bùn sinh học vào bể hiếu khí để làm chất mang cho vi sinh tăng trưởng nhanh hơn, sục khí trước 24-48h để khởi động hệ thống, sao cho bùn chuyển màu từ màu đen sang màu nâu, sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.

4. CÁCH BẢO QUẢN

  • Bảo quản nhiệt độ phòng: 25-28 độ C
  • Tránh ánh sáng trực tiếp
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – THÚY HẰNG

Khảo sát Trạm xử lý nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản BCP22

Nhà máy chế biến thủy sản thuộc khu vực miền tây. Một số hình ảnh thực tế tại nhà máy trong chuyến đi:

Hiện nhà máy đang sử dụng men vi sinh BCP22 tại bể hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải. Chỉ bổ Men vi sinh BCP22 định kì theo tuần/tháng.

 ỨNG DỤNG ĐIỂN HÌNH CỦA BCP22

  • Khởi động hệ thống sinh học hiếu khí xử lý nước thải từ quá trình chế biến sữa và thực phẩm, là phomat.
  • Khử các lớp dầu mỡ lắng đọng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bể chứa, ống cống, đường ống thoát nước và bể sục khí;
  • Tăng khả năng phân hủy sinh học của các loại nước thải có chứa hàm lượng cao chất béo, dầu và mỡ (FOG);
  • Giảm các mùi khó chịu liên quan đến các trạm xử lý nước thải chứa các chất béo

🌻LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1

🦠 Mật độ vi sinh: 5 tỷ CFU/gram (5x 10^9CFU/gram)

🌻BAO BÌ- ĐÓNG GÓI: 250g/túi tự huỷ, 10kg/thùng

🌻NHÀ SẢN XUẤT: Bionetix International Corp., Canada

HOTLINE: 0949906079

Chu trình của Nitơ và quá trình xử lý Nitơ trong nước thải

Chu trình Nitơ có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển hoá các hợp chất của Nitơ trong nước tự nhiên hay nước thải như amoni (NH4+/NH3), nitrit (NO2), nitrat (NO3) hoặc ure,… thành N2 thoát ra môi trường. Vậy chu trình Nitơ và quá trình xử lý Nitơ trong nước thải là gì? Chúng diễn ra như thế nào? Các hệ thống xử lý nước thải ứng dụng chu trình Nitơ ra sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn.

Chu trình Nitơ là gì?

Nitơ là một nguyên tố chiếm khoảng 78% thể tích bầu khí quyển và là thành phần quan trọng cấu thành nguyên sinh chất tế bào, cấu trúc của protein. Trong tự nhiên Nitơ tồn tại ở nhiều dạng hợp chất hoá học, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá vật chất giữa các dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Trong môi trường hiếu khí, thực vật và động vật chết sẽ bị vi sinh vật phân huỷ, thải ra amoniac và amoniac bị oxy hoá thành nitrit, nitrat. Nitrat, amoniac từ phân huỷ hiếu khí và từ quá trình cố định đạm sẽ tham gia xây dựng tế bào thực vật mới. Chất hữu cơ chứa nitơ trong thực vật được động vật tiêu thụ để sản xuất protein động vật.

Chu trình Nitơ trong nước 

Trong môi trường nước, sự chuyển hoá của hợp chất nitơ có những nét đặc trưng riêng. Hợp chất nitơ ít có sẵn trong nguồn nước, chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động của con người dưới dạng hợp chất chứa nitơ (axit amin, protein,…) các chất này dễ dàng bị thuỷ phân (phản ứng với nước) tạo thành amoni. Amoni sẽ chuyển hoá hoặc dịch chuyển theo 1 trong 3 phương thức sau:

  • Đóng vai trò chất dinh dưỡng cho tảo và các loại thuỷ sinh để tạo ra sinh khối;
  • Bay hơi vào không khí dưới dạng Amoniac (khí NH3) và phụ thuộc vào pH của nước. Amoniac là một bazơ yếu có cường độ bazơ là 9,25. Tại pH = 9,25 thì 50% nồng độ tồn tại ở dạng trung hoà và có khả năng bay hơi 50% (NH3), 50% còn lại ở dạng ion amoni (NH4+). Vì vậy pH cao là một điều kiện cần để amoniac bốc hơi;
  • Sự có mặt của amoni trong nước dẫn đến nhu cầu tiêu thụ oxy, do amoni bị oxy hoá thành nitrit (vi khuẩn nitrosomonas) và nitrat (vi khuẩn nitrobacter).

Chu trình Nitơ trong nước thải diễn ra như thế nào?

Trong nước thải các hợp chất Nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng amoni, nitrat, nitrit và trong các hợp chất hữu cơ. Nhìn chung tất cả các loại nước thải đều chứa hợp chất nitơ, tuỳ theo quy định và yêu cầu về mức độ xử lý mà các bể xử lý nước thải và thiết bị sẽ khác nhau. 

Trong đó các vi sinh vật sử dụng các hợp chất nitơ có trong nước thải để xây dựng tế bào, một phần tế bào bị chết (phân huỷ nội bào) tiết ra amoniac và 1 phần tạo ra lượng sinh khối mới. 

Loại vi sinh tự dưỡng đại diện là Nitrosomonas, Nitrosococcus, Nitrosolobus,… thực hiện phản ứng oxy hóa amoni với oxy để sản xuất năng lượng cho mục đích hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển. Quá trình oxy hoá tới nitrit và nitrat gọi là quá trình nitrat hoá. Tiếp theo vi sinh tùy nghi, dị dưỡng đại diện là Nitrobacter, Nitrospira, Nitrococcus,… khử nitrit, nitrat với chất hữu cơ (chất cho điện tử) để tạo thành khí nitơ (gọi là quá trình khử nitrat). Khí nitơ là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học trong nước thải.

Xử lý Nitơ trong nước thải

Các hệ thống xử lý nước thải hiện nay chủ yếu ứng dụng chu trình Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư, cụ thể là áp dụng 2 quá trình nitrat hóa và khử nitrat trước khi xả thải ra môi trường, 2 quá trình này diễn ra như sau:

Quá trình nitrat hóa (môi trường hiếu khí)

Quá trình oxy hóa các hợp chất nitơ (đặc trưng là amoni) thành nitrit (do vi khuẩn nitrosomonas) và tiếp tục thành nitrat (vi khuẩn nitrobacter) phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ oxy hòa tan trong nước và pH, nhiệt độ,… 

Bước 1. Vi khuẩn nitrosomonas sẽ chuyển hóa amoni thành nitrit 

NH4+ 1,5O2 → NO2– + 2H+ + H2O

Bước 2. Vi khuẩn nitrobacter sẽ chuyển hóa nitrit (NO2 )  thành nitrat (NO3– )

NO2– + 0,5O2 → NO3–   (kết thúc quá trình nitrat hóa)

Phản ứng tổng của quá trình nitrat hoá được viết lại như sau:

NH4+ 2O2 → NO3– + 2H+ + H2O

Quá trình khử nitrat (môi trường thiếu khí)

Là quá trình vi sinh chuyển hoá các dạng NO3, NO2– , NO, N2O về dạng N2 hay quá trình khử nitơ từ dạng hoá trị dương về dạng hoá trị không. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử nitrat (NO3–) và nitrit (NO2–) theo chuỗi chuyển hóa: 

NO3– → NO2 → NO → N2O → N2

Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý. Vi sinh vật thực hiện quá trình khử Nitrat có tên chung là Denitrifier bao gồm ít nhất là 14 loại vi sinh vật có thể khử nitrat như Bacillus, Pseudomonas, Paracoccus, Spirillum, Thiobacillus,.. phần lớn chúng thuộc loại dị dưỡng, tức là sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp tế nào một số ít thuộc loại tự dưỡng. 

Yếu tố quan trọng liên quan đến quá trình khử nitrat là cơ chất (chất hữu cơ, CH3OH,…), và kiểm soát nồng độ oxy trong nước để hiệu quả khử nitrat được tối ưu. 

Như vậy về cơ bản, các hệ thống xử lý nước thải sẽ ứng dụng chu trình Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn xả thải. Nam Hưng Phú với nhiều năm kinh nghiệm vận hành và tư vấn sẽ giúp bạn giải quyết các vần đề về nito trong xử lý nước thải một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí cùng BCP655.

Liên hệ HOTLINE: 0949906079

Giải pháp xử lý dầu mỡ thừa tại nhà hàng khách sạn hiện nay

Đáp ứng nhu cầu của người dân, những năm gần đây chuổi nhà hàng khách sạn sang trọng mọc lên ồ ạt việc phát triển chuỗi nhà hàng khách sạn tăng nhanh đòi hỏi việc xử lý nước thải, xử lý dầu mỡ thừa đang là việc cần làm hàng đầu của mỗi cá nhân kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

Cách thức hoạt động của một khu bếp công nghiệp trong hệ thống các nhà hàng khách  sạn

Dầumỡ phát sinh ra từ các hoạt động chế biến thức ăn của con người, chúng là một chất khó tan và khó phân hủy. Không giống như những chất thải khác, chúng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, dễ đông cứng lại khi nhiệt độ thấp, gây tắc nghẽn trong đường ống, hố gom, vì vậy ảnh hưởng đến cảnh quan, sức khỏe con người.

Thế nên, cần có có giải pháp xử lý dầu mỡ thừa trong nước thải. Một giải pháp hiệu quả và an toàn được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là sử dụng vi sinh ăn mỡ.

Vi sinh ăn mỡ Biostreme301 và Biobloc22 bao gồm các chủng vi sinh vật có khả năng hóa lỏng các lớp dầu mỡ thừa đã bị đông cứng. Phân hủy hoàn toàn dầu mỡ vừa và giúp cho dòng chảy được xuyên suốt.

ĐẶC ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA VI SINH BIOSTREME301 VÀ BIOBLOC22

  • Mật độ vi sinh cao, liều dùng thấp;
  • Giúp đường cống thoát nước dễ dàng hơn; giảm số lượng lần bơm mỡ
  • Dễ dàng sử dụng;
  • Giảm mùi hôi,  không còn ruồi muỗi phát sinh
  • Hiệu quả nhanh chóng, Giảm thiểu chi phí cho nhà đầu tư
  • An toàn cho người sử dụng, môi trường xung quanh
  • Xuất xứ rõ ràng: Canada
  • Đóng gói tiện lợi cho người dùng: Dạng lỏng BIOSTREME301 dùng cho đường ống và BIOBLOC22 dạng khối được dùng trong bẫy mỡ, hố thu, hố gom,…
BIOSTREME301
BIOBLOC22

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – THÚY HẰNG

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DẦU MỠ THỪA MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ, NHANH CHÓNG VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG

Dầu, mỡ phát sinh ra từ các hoạt động chế biến thức ăn của con người, chúng là một chất khó tan và khó phân hủy. Không giống như những chất thải khác, chúng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, dễ đông cứng lại khi nhiệt độ thấp, gây tắc nghẽn trong đường ống, hố gom, vì vậy ảnh hưởng đến cảnh quan, sức khỏe con người.

Thế nên, cần có có giải pháp xử lý dầu mỡ thừa trong nước thải. Một giải pháp hiệu quả và an toàn được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là sử dụng vi sinh ăn mỡ.

Vi sinh ăn mỡ Biostreme301Biobloc22 bao gồm các chủng vi sinh vật có khả năng hóa lỏng các lớp dầu mỡ thừa đã bị đông cứng. Phân hủy hoàn toàn dầu mỡ vừa và giúp cho dòng chảy được xuyên suốt.

ĐẶC ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA VI SINH BIOSTREME301BIOBLOC22

  • Mật độ vi sinh cao, liều dùng thấp;
  • Giúp đường cống thoát nước dễ dàng hơn; giảm số lượng lần bơm mỡ
  • Dễ dàng sử dụng;
  • Giảm mùi hôi,  không còn ruồi muỗi phát sinh
  • Hiệu quả nhanh chóng, Giảm thiểu chi phí cho nhà đầu tư
  • An toàn cho người sử dụng, môi trường xung quanh
  • Xuất xứ rõ ràng: Canada
  • Đóng gói tiện lợi cho người dùng: Dạng lỏng BIOSTREME301 dùng cho đường ống và BIOBLOC22 dạng khối được dùng trong bẫy mỡ, hố thu, hố gom,…
BIOSTREME301

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – THÚY HẰNG

MACRO N/P – DINH DƯỠNG DÀNH CHO VI SINH

Tất cả các sinh vật đều đòi hỏi phải có đủ các chất dinh dưỡng chính. Chúng cần thiết cho sự phát triển của tế bào, hoạt động trao đổi chất, bao gồm tổng hợp và kích hoạt enzyme, sản xuất và lưu trữ năng lượng.

Chất dinh dưỡng vĩ mô quan trọng là nitơ và phốt pho.Tuy nhiên, đất và nước thải thường gặp phải sự thiếu hụt chất dinh dưỡng chính. Sự pha trộn các chất dinh dưỡng đa lượng của chúng tôi giúp tăng cường quá trình xử lý nước thải sinh học và xử lý sinh học đất.

Macro N / P có tỷ lệ N: P là 5: 1 là tối ưu cho vi khuẩn trong nước. Để xác định xem có cần bổ sung chất dinh dưỡng hay không, cần đánh giá lượng chất dinh dưỡng có sẵn trong nước thải hoặc trong đất.

ỨNG DỤNG

  • Dọn dẹp môi trường
  • Xử lý sinh học
  • Cải tạo đất
  • Xử lý nước ngầm
  • Dọn dẹp dầu tràn
  • Xử lý nước thải
  • Xử lý bùn và phân
  • Hồ và ao
  • Kiểm soát mùi trong bãi rác
  • Phân chuồng
  • Phân bón

ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM MACRO N/P

  • Mô tả: Dạng bột màu trắng.
  • Đóng gói: Nhiều quy cách, túi tự hủy 200 x 56g, 400 x 28g, 40 x 250g
  • Tỷ trọng thể tích: 0.5 – 0.7 g/ cm3
  • pH: 6.0-8.0
  • Thành phần chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng Nito và Photpho Macro.
  • Lưu trữ và xử lý: Lưu trữ ở nơi thoáng mát,đừng hít bụi, tránh tiếp xúc vào mắt.
  • Xuất xứ: BIONETIX – Canada

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079