GIÁ THỂ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Giá thể vi sinh là gì?


Giá thể vi sinh là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.

Giá thể vi sinh MBBR

Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh dựa vào diện tích tiếp xúc của giá thể vi sinh sẽ dính bám trên bề mặt tạo thành lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học. Quy luật chung trong sự phát triển của màng vi sinh vật bởi quá trình tiêu thụ cơ chất có trong nước thải và làm sạch nước thải.


Quá trình dính bám của giá thể vi sinh có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 : Kết dính ban đầu. Là quá trình vi sinh bám vào bề mặt của giá thể tạo thành lớp màng. Trong điều kiện này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển giống như quá trình vi sinh vật lơ lửng.


Giai đoạn 2 : Phát triển. Vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng bắt đầu quá trình phân hủy sinh học


Giai đoạn 3 : Trưởng thành. Là giai đoạn vi sinh đã phát triển, lớp màng đã dày lên, hiệu suất phân hủy sinh học cao nhất. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.


Giai đoạn 4 : Phân tán. Sau khi phát triển đến độ dày nhất định, lớp màng không dày lên nữa và trở nên ổn định. vi sinh sẽ tróc ra khỏi bề mặt của giá thể. Sự trao đổi chất diễn ra để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối

Các giai đoạn trên sẽ diễn ra cùng lúc xen kẽ với nhau giúp quá trình phân hủy sinh học diễn ra liên tục. quá trình phân hủy nội bào và quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra đồng thời với nhau. Khi đó tốc độ phát triển màng cân bằng với tốc độ suy giảm bởi sự phân huỷ nội bào.

Giá thể Biochip

Ứng dụng của giá thể vi sinh
Dựa vào nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh người ta ứng dụng vào xử lý nước thải, tăng hiệu suất của quá trình phân hủy sinh học, giảm thiểu được lượng bùn sinh ra. Tặng hiệu quả và sự vận hành ổn định của hệ thống. Giảm thiểu mùi hôi do sự phân hủy sinh học của các hợp chất hữu cơ.


Tổng hợp các loại giá thể vi sinh dùng cho xử lý nước thải:

  • Giá thể vi sinh MBBR (Biocell)
  • Giá thể dạng hạt xốp
  • Giá thể dạng quả cầu
  • Giá thể dạng bông mai
  • Giá thể dạng sợ PE
  • Giá thể dạng sợ PP
  • Giá thể dạng tổ ong
  • Giá thể Biochip
  • Giá thể xơ dừa

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

Kết quả test PolymerNHP3962 cho giai đoạn ép bùn của nước thải dệt nhuộm

Nam Hưng Phú vừa nhận được kết quả test PolymerNHP3962 cho ép bùn mà khách hàng dệt nhuộm tự test thử.

Kết quả test PolymerNHP3962

Polymer NHP3962 có trọng lượng phân tử cao, chất kết tụ cation cao. Sản phẩm là một hạt bột , hoàn toàn tan trong nước. Polymer NHP3962 thường được sử dụng như một công cụ trợ nước cho các quá trình tách chất rắn.

  • Tách nước bùn công nghiệp trong máy ép bùn băng tải, máy ép bùn khung bản – tăng tỷ lệ sản xuất, hàm lượng chất rắn bánh và chất rắn.
  • Cặn bùn công nghiệp – cải thiện nén chặt bùn, tỷ lệ lắng đọng và chất lượng nước thải.

Polymer NHP 3962 có sẵn trong túi 25kg – Xuất xứ: Malaysia

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp: 0949 906 079

Xử lý nước thải chăn nuôi với vi sinh BCP50 và vi sinh BCP655

Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia cầm, gia súc hiện nay. Việc này giúp giảm mùi, hạn chế các mầm bệnh, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Vậy phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi là gì? Hãy cùng Green Water tìm hiểu đến phương pháp được quan tâm nhất hiện nay!

Nước thải chăn nuôi có những thành phần gì?

Việc xử lý nước thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong thành phần của nước thải chứ nhiều hợp chất có mùi thối nặng với khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phần chính cần được loại bỏ trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo:

1. Các chất vô cơ và hữu cơ

Hợp chất hữu cơ gồm các chất như protein, acid amin, chất béo, phân…Chiếm khoảng 70% đến 80%. Trong khi đó, các chất vô cơ chiếm từ 20% – 30% trong thành phàn nước thải chăn nuôi. Gồm có: muối, ure, cát, đất…

2. Hàm lượng nito và photpho

Lượng lớn L và N được chưa trong nước thải chăn nuôi heo. Vì các loài gia súc, gia cầm có khả năng hấp thụ N và P rất kém nên chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu và phân.

3. Vi sinh vật gây bệnh

Đây là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình xử lý nước thải trong chăn nuôi. Bởi trong chất thải chứa cực kỳ nhiều vi trùng, virus…Nhiều mầm bệnh gây hại trực tiếp đối với sức khoẻ con người.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VỚI:

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – Thuy Hang

CASE STUDY: HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA BCP50 VỚI NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG

  • Loại nước thải: nước thải tập trung của Khu công nghiệp;
  • Lưu lượng: Q = 1000m3/ngd

Sau khi khảo sát, đề xuất phương án nuôi cấy men vi sinh:

Sau 10 ngày nuôi cấy, vi sinh phát triển và hoạt động ổn định. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Một số hình ảnh cụ thể dưới đây:

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MEN VI SINH BCP50

BCP50 chứa các chủng vi sinh vật có khả năng:

  • SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
  • PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC.

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ :     

  • Giảm bùn
  • Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
  • Giảm mùi
  • Khởi động hệ thống nhanh chóng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ 0949 906 079

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, ĐÔ THỊ (BCP50)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinh hoạt

  • Nước thải từ khu vực vệ sinh

Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm  như BOD5, COD, Nitơ, Phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…

+ Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp: Nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
+ Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt: Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
+ Nước thoát sàn: Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn.

Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước (SS):
– Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
– Các chất hữu cơ không tan;
– Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.


Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đôi về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn.


COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông sô BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:

  1. Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;
  2. Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;
  3. Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.

Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Nito là một trong những thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước, tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat). Nito trong nước thải cao khi ra sông hồ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, thực vật phù du như rong, rêu, tảo phát triển gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước
Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.

Coliform
Là nhóm vi khuẩn có hại rất phổ biến có mặt trong nước thải sinh hoạt, cần xử lý tốt trước khi thải ra môi trường. Chúng có thể sống ký sinh trong thực vật, cơ thể động vật và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho con người và động vật.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn một vài thông số ô nhiễm khác như: H2S, Photpho, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt.

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

 Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
+ Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
+ Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng:
+ Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
+ Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.

Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là: Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ. Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

 Phương pháp  xử lý hóa học
Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Javen), hoặc trung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.

Phương pháp xử lý sinh học
Sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung vi sinh vật vào trong nước thải. Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.

II. MEN VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ : 
• Giảm bùn
• Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
• Giảm mùi
• Khởi động hệ thống nhanh chóng

BCP50 CHỨA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG:
– SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
– PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 để được tư vấn và giải đáp

Ứng dụng thực tế của men vi sinh BCP11 trong xử lý nước thải dược phẩm

Tổng quan về ngành sản xuất thuốc – dược phẩm

Thuốc là một trong nhu yếu phẩm cần thiết, ai cũng cần sử dụng ở nhiều mức độ, và tuổi càng cao thì lượng thuốc sử dụng càng nhiều. Vì vậy, ngành dược là ngành luôn được ưu tiên phát triển.

Hiện tai, ngành công nghiệp sản xuất thuốcdược phẩm của Việt Nam hiện đang phát triển. Với nền y học phát triển cả về tây y, đông y… nên các sản phẩm của ngành dược rất phong phú với các loại thuốc tân dược, đông dược… giúp phòng tránh, điều trị bệnh

Trong đó, nước thải chứa các thành phần của thuốc được thải ra ngoài chỉ có khâu pha chế, ép viên, vô nang

  • Pha chế: tại bước này, các nguyên liệu được điều chế theo quy định để ra thành phần thuốc theo quy định. Giai đoạn này sẽ thải ra ngoài môi trường như thuốc rơi vãi, thuốc điều chế sai, vệ sinh các vật dụng dùng để đựng thuốc trước và sau khi pha chế… đều có thể thải thêm một lượng nước thải chứa thuốc ra ngoài môi trường
  • Ép viên, vô nang: sản phẩm lỗi, rơi vãi ra ngoài trong quá trình thực hiện
  • Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ quá trình lau dọn vệ sinh nhà máy sản xuất, vệ sinh giặt giữ của công nhân vệ sinh.

Nước thải sản xuất thuốc này chứa các thành phần khó xử lý như: các hợp chất chứa vòng β-lactams, thuốc thử, dung môi…

Các loại nước thải khác

  • Nước thải phát sinh từ khâu sản xuất vỏ nang: vỏ nang được làm chính từ gelatin – protein tách được từ colagen và xương động vật – vì vậy, nước thải sản xuất vỏ nang sẽ chứa nhiều dầu mỡ động vật, các hợp chất mạch vòng khó xử lý

Hiện nay Nam Hưng Phú đang nhập khẩu và phân phối chính thức dòng vi sinh xử lý nước thải của Bionetix từ Canada, bao gồm sản phẩm BCP11 – Men vi sinh chứ các chủng vi sinh vật có khả năng phát triển và xử lý được các thành phần trong nước thải dược phẩm. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế tại trạm xử lý nước thải ngành dược phẩm với BCP11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Trước khi sử dụng BCP11 tại bể hiếu khí
Sau khi sử dụng men vi sinh BCP11 tại bể hiếu khí

HIỆU QUẢ CỦA BCP11

  • Giúp khởi động hệ thống cho nhà máy xử lý mới;
  • Cải thiện chất lượng nước thải đầu ra;
  • Tăng hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải;
  • Giảm khởi động lại hệ thống từ việc sốc tải;
  • Kiểm soát các vi khuẩn dạng sợi;
  • Giảm mùi hôi khó chịu và giảm bọt.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0949 906 079 để được tư vấn

BCP10 Men vi sinh xử lý nước thải có chứa chất hoạt đồng bề mặt

  1. CHỨC NĂNG CỦA VI SINH BCP10
    Phân rã các chất hữu cơ phức tạp: phenol, các hợp chất benzen, các chất hoạt động bề mặt và alcohols của các loại nước thải có COD cao, dùng cho các loại nước thải như sau:

2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM BCP10

  • Mô tả:  Màu vàng nâu, dạng hạt bột
  • Đóng gói: Đóng gói 250gram trong bịch tự huỷ, 10kg/thùng
  • Độ ổn định:  Tối đa, mất 1 log/năm
  • pH  6.0 ‐ 8.5
  • Nồng độ  5.0 – 0.61gram/cm3
  • Độ ẩm 15%
  • Thành phần: Vi sinh, Các chất dinh dưỡng, chất kích thích
  • Số lượng vi sinh:  5 x10­­­CFU/gram
Thùng vi sinh 10KG
Túi tự hủy 250gram

3. HIỆU QUẢ CỦA BCP10

  • Loại bỏ các hoá chất sa lắng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bồn chứa, ống cống, đường thoát nước và bể hiếu khí;
  • Đẩy nhanh việc loại bỏ các mùi khó chịu;
  • Tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý quá tải;
  • Nuôi cấy lại hệ thống sau khi khởi động
  • Khả năng xử lý vi sinh đạt hiệu quả đến >90%

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH ổn định ở mức 6.8 – 7.2, nên kiểm tra pH và điều chỉnh hàng ngày trước khi dùng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể sinh học phải đượckhởi động lại ở tải trong thấp hoặc nồng độ COD< 2kg/m3
  • Nồng độ oxy hòa tan DO: >2ppm.
  • Cho nước thải vào 30% bể, sau đó cho 5-10% bùn sinh học vào bể hiếu khí để làm chất mang cho vi sinh tăng trưởng nhanh hơn, sục khí trước 24-48h để khởi động hệ thống, sao cho bùn chuyển màu từ màu đen sang màu nâu, sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.

4. CÁCH BẢO QUẢN

  • Bảo quản nhiệt độ phòng: 25-28 độ C
  • Tránh ánh sáng trực tiếp
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – THÚY HẰNG

Khảo sát Trạm xử lý nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản BCP22

Nhà máy chế biến thủy sản thuộc khu vực miền tây. Một số hình ảnh thực tế tại nhà máy trong chuyến đi:

Hiện nhà máy đang sử dụng men vi sinh BCP22 tại bể hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải. Chỉ bổ Men vi sinh BCP22 định kì theo tuần/tháng.

 ỨNG DỤNG ĐIỂN HÌNH CỦA BCP22

  • Khởi động hệ thống sinh học hiếu khí xử lý nước thải từ quá trình chế biến sữa và thực phẩm, là phomat.
  • Khử các lớp dầu mỡ lắng đọng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bể chứa, ống cống, đường ống thoát nước và bể sục khí;
  • Tăng khả năng phân hủy sinh học của các loại nước thải có chứa hàm lượng cao chất béo, dầu và mỡ (FOG);
  • Giảm các mùi khó chịu liên quan đến các trạm xử lý nước thải chứa các chất béo

🌻LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1

🦠 Mật độ vi sinh: 5 tỷ CFU/gram (5x 10^9CFU/gram)

🌻BAO BÌ- ĐÓNG GÓI: 250g/túi tự huỷ, 10kg/thùng

🌻NHÀ SẢN XUẤT: Bionetix International Corp., Canada

HOTLINE: 0949906079

POLIMER CATION NHP 3962

1.MÔ TẢ CHUNG

NHP3962 có trọng lượng phân tử cao, chất kết tụ cation cao. Sản phẩm là một hạt bột , hoàn toàn tan trong nước. NHP3962 thường được sử dụng như một công cụ trợ nước cho các quá trình tách chất rắn.

• Tách nước bùn công nghiệp trong máy ép bùn băng tải, máy ép khung bản – tăng tỷ lệ sản xuất, hàm lượng chất rắn bánh và chất rắn.

• Cặn bùn công nghiệp – cải thiện nén chặt bùn, tỷ lệ lắng đọng và chất lượng nước thải.

2.CÁC ĐẶC ĐIỂM  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • Dạng thể chất: Bột Trắng Trắng
  • PH (dung dịch 0,2%): 2,0 – 5,0
  • Mức Ionic: Cao Cationic
  • Độ nhớt của dung dịch 0.5% ở 250 C: 70 ±20 cps

polymer

3.ỨNG DỤNG

NHP3962 được khuyến cáo pha loãng dung dịch từ (0,1 – 0,5%), đảm bảo sản phẩm phải được khuấy trộn đều với nước sạch trước khi sử dụng.

4.CÁCH DÙNG VÀ KIỂM SOÁT

Liều điều trị sẽ phụ thuộc vào loại hệ thống, điều kiện hoạt động, tính chất và mức độ ô nhiễm và mức độ kiểm soát yêu cầu. Đại diện của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các yêu cầu kiểm soát thích hợp cho các ứng dụng cụ thể của bạn.

5.QUY TRÌNH XỬ LÝ

Mang khẩu trang an toàn hoặc kính bảo hộ, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay khi vận chuyển. Vui lòng tham khảo tờ dữ liệu an toàn vật liệu để biết chi tiết về thông tin về sức khoẻ và an toàn.

6.BAO BÌ

NHP3962 có sẵn trong túi 25kg.

Để biết thêm thông tin về ứng dụng, liên hệ đại diện kỹ thuật I-CHEM của công ty Nam Hưng Phú.

0949 906 079 – THUÝ HẰNG

tuthuyhang.nhp@gmail.com

Vi sinh xử lý nước thải chứa chất hoạt động bề mặt – BCP 10

CHỨC NĂNG Phân rã các chất hữu cơ phức tạp: phenol, các hợp chất benzen, các chất hoạt động bề mặt và alcohols của các loại nước thải có COD cao, dùng cho các loại nước thải như sau:
ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM 
  • Mô tả:  Màu vàng nâu, dạng hạt bột
  • Đóng gói: Đóng gói 250gram trong bịch tự huỷ, 10kg/thùng
  • Độ ổn định:  Tối đa, mất 1 log/năm
  • pH  6.0 ‐ 8.5
  • Nồng độ  5.0 – 0.61gram/cm3
  • Độ ẩm 15%
  • Thành phần: Vi sinh, Các chất dinh dưỡng, chất kích thích
  • Số lượng vi sinh:  5 x10­­­9 CFU/gram
HIỆU QUẢ CỦA BCP10
  • Tăng cường loại bỏ BOD và COD trong khi giảm lượng bùn;
  • Loại bỏ các hoá chất sa lắng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bồn chứa, ống cống, đường thoát nước và bể hiếu khí;
  • Đẩy nhanh việc loại bỏ các mùi khó chịu;
  • Tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý quá tải;
  • Nuôi cấy lại hệ thống sau khi khởi động
  • Khả năng xử lý vi sinh đạt hiệu quả đến >90%
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
  1. Kiểm tra và điều chỉnh pH ổn định ở mức 6.8 – 7.2, nên kiểm tra pH và điều chỉnh hàng ngày trước khi dùng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  2. Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể sinh học phải được khởi động lại ở tải trong thấp hoặc nồng độ COD< 2kg/m3
  3. Nồng độ oxy hòa tan DO: >2ppm.
  4. Cho nước thải vào 30% bể, sau đó cho 5-10% bùn sinh học vào bể hiếu khí để làm chất mang cho vi sinh tăng trưởng nhanh hơn, sục khí trước 24-48h để khởi động hệ thống, sao cho bùn chuyển màu từ màu đen sang màu nâu, sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.
CÁCH BẢO QUẢN
  1. Bảo quản nhiệt độ phòng: 25-28 độ C
  2. Tránh ánh sáng trực tiếp
  3. Đậy nắp kín sau khi sử dụng

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – Thúy Hằng