Những thông số quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành xử lý nước thải. Để đạt được hiệu quả xử lý cần chú trọng những thông số quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý sinh học như sau:

1. Thông số thể tích bùn lắng sau 30 phút

– Trong vận hành thông số được gọi tắt là SV30 (đơn vị: ml/l)

– Phương pháp đo: lấy một lượng mẫu bùn vi sinh đang hoạt động, rót qua cốc beaker 1000 ml và để lắng sau 30 phút. Sau 30 phút ghi nhận lại số liệu.

– Thể tích bùn lắng sau 30 phút, mục đích của việc đo thông số này là để đánh giá nồng độ bùn hoạt tính thông qua các tiêu chí sau:

  • Khả năng tạo bông của bùn
  • Khả năng lắng của bùn
  • Khả năng xử lý nước (đánh giá về mặt cảm quan)

2. Nồng độ bùn hoạt tính TS(BB) hay còn gọi là MLSS

– Mục đích của việc phân tích MLSS nhằm xác định nồng độ bùn hoạt tính trong bể aeroten và tính chỉ số thể tích lắng của bùn.

– Đây thực chất là cách xác định SS nhung trong bể aeroten cũng có thể xem nhu nồng độ bùn hoạt tính vì cặn hữu cơ chiếm khoảng 80%

– Phương xác định là phương pháp khối lượng:

  • Bước 1: Cân giấy lọc đã sấy ở 105oC xách định khối lượng A gam
  • Bước 2: Lấy 50 ml  V mẫu vào cốc nung
  • Bước 3: Lọc mẫu qua giấp đã sấy nhờ bình hút chân không
  • Bước 4: Sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC trong 1h
  • Bước 5: Cân giấy có sinh khối đã sấy, xách đinh khối lượng B gam

Công thức tính MLSS:

Trong đó:

MLSS: Hàm lượng bùn hoạt tính, mg/l

B: Trọng lượng giấy có sinh khối, g;

A: Trọng lượng giấy không có sinh khối, g;

V mẫu: Thể tích mẫu, ml

2. Chỉ số bùn (Sludge Volume Index)

– Chỉ số thể ích bùn thường được dùng để đo đặc tính của bùn lắng. Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí như:

  • SVI < 100: Bùn già: có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim, đầu ra sẽ bị đục.
  • 100 < SVI < 150: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông thường, SVI từ 100 – 120 là tốt nhất.
  • SVI > 150: Bùn khó lắng, đầu ra bị đục.

3. Tỉ lệ bùn tuần hoàn:

  • TS(BB) : Nồng độ bùn bể bùn hoạt tính
  • TS(RS) : Nồng độ bùn tuần hoàn
  • TS(RS) = 0.7 x TSBS (TSBS : Nồng độ bùn bể lắng sinh học)

4. Tuổi bùn

5. Tỉ lệ F:M

6. Lưu lượng tải trọng bề mặt của bể lắng sinh học:

  • Qm: Lưu lượng, m3/h
  • ANB: diện tích bề mặt, m2

– Lưu lượng thể tích bùn tối đa không được phép vượt quá các giá trị sau:

  • Bể có dòng chảy ngang: qA, max ≤ 1,6 m3/(m2.h)
  • Bể có dòng chảy dọc: qA, max ≤ 2 m3/(m2.h)

7. Lưu lượng thể tích bùn bể lắng thức cấp:

– Lưu lượng thể tích bùn tối đa không được phép vượt quá các giá trị sau:

  • Bể có dòng chảy ngang: qsv,max = ≤ 500 l/(m2.h)
  • Bể có dòng chảy dọc: qsv,max = ≤ 650 l/(m2.h)

– Khi vượt quá giá trị cho phép của lưu lượng thể tích bùn, sẽ dẫn tới thất thoát bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp. Thể tích bùn trong bể hoạt tính giảm.

 Nguồn: TLMT

CASE STUDY VI SINH BCP12 ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHOAI TÂY TẠI PHÁP

Ngành công nghiệp: Nhà máy chế biến khoai tây

Quốc gia                : Pháp

Sự cố                    : Sản xuất khí sinh học kém/ Giảm COD

Sản phẩm              : BCP12

Thông tin nhà máy

Nhà máy sản xuất khoai tây rán (khoai tây chiên) và miếng khoai tây để sử dụng trong một loạt các sản phẩm thực phẩm. Cơ sở xử lý nước thải gồm có nhà máy xử lý kỵ khí và hiếu khí. WWTP có lưu lượng đầu vào là 2,800 m3/ngày.

Bể xử lý kỵ khí có thể tích là 1,000 m3. Đây là một bể phản ứng lưu hành nội bộ (IC). Tinh bột trong nước thải đầu vào có COD là 4,000 mg/L. Khí sinh học từ bể xử lý sinh học được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu đốt trong các lò hơi của nhà máy.

Mục tiêu đầu tiên là nâng cao công suất phân hủy COD của bể xử lý sinh học. Mục tiêu thứ 2 là làm tăng lượng khí sinh học được sản xuất. Lợi ích của việc sản xuất khí sinh học ngày càng tăng mà ít khí tự nhiên là cần thiết cho các nồi hơi. Giảm COD có nghĩa là tải trọng hữu cơ trong bể hiếu khí được giảm và năng lượng cần thiết sử dụng cho bể hiếu khí ít.

Giải pháp

Bionetix đã phát triển một sản phẩm bioenzymatic, BCP12, đặc biệt cho bể xử lý sinh học kỵ khí. Công thức có chứa các enzyme tự do (amylase, cellulase, lipase và protease), vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, vi khuẩn lên men và nấm. Các enzyme và vi khuẩn kỵ khí tùy nghi cùng nhau hoạt động để nhanh chóng thiết lập quá trình sản xuất acetate (acetogenesis) trong khi vi khuẩn lên men và nấm tối ưu hóa quá trình lên men và phân hủy. Thông thường là các bước của quá trình thủy phân và sản xuất acetate mà giới hạn tốc độ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Bằng cách nhanh chóng và hiệu quả tạo ra các axit mạch ngắn như acetic và axit propionic cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất khí sinh học methanogen.

Mục đích xử lý

  • Gia tăng sản xuất khí sinh học
  • Nâng cao hiệu quả phân hủy COD
  • Cải thiện quá trình tiền xử lý trước khi xử lý hiếu khí.

Quá trình xử lý

BCP12 được cho vào nước với tỷ lệ 1:10 và khuấy đều. Để yên trong vòng 30 phút và sau đó cho liều lượng tính toán vào trong bể xử lý sinh học kỵ khí.

Liều lượng cho chương trình xử lý

  • Liều lượng ban đầu: Ngày 1 – 5: 4kg BCP12/ ngày
  • Liều lượng duy trì: Tuần thứ 2 trở đi: 4kg BCP12/ tuần

Kết quả

Trên 3 tháng sử dụng liều lượng cho chương trình xử lý :

  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 0.34 m3/kg COD được loại bỏ lên đến 0.72 m3/kg COD được loại bỏ – tăng 112%
  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 2,389 m3/ngày lên đến 4,435 m3/ngày – tăng 86%
  • COD được loại bỏ tăng từ 38% lên đến 53% – tăng 40%

Kết luận

Liều lượng BCP12 cho vào bể xử lý sinh học kỵ khí trong nhà máy chế biến khoai tây kết quả là làm tăng sản xuất khí sinh học, tăng sản lượng khí sinh học và hiệu quả loại bỏ COD nhiều hơn.

Các lợi ích là:

  • Giảm lượng khí đốt tự nhiên cần dùng cho lò hơi
  • Giảm năng lượng đầu vào cho việc thổi khí tiếp theo
  • Giảm sự hình thành bùn sinh học
  • Giảm chi phí liên quan đến việc ép bùn và loại bỏ chất rắn
  • Cải thiện khả năng chịu đựng cho toàn bộ bể trong nhà máy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm: BCP12

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

POLIMER NHP3940 – POLYMER HỮU CƠ DÙNG ĐỂ ÉP BÙN

1.MÔ TẢ CHUNG

NHP3940 có trọng lượng phân tử cao, chất kết tụ cation cao. Sản phẩm là một hạt bột , hoàn toàn tan trong nước. NHP3940 thường được sử dụng như một công cụ trợ nước cho các quá trình tách chất rắn.

  • Tách nước bùn công nghiệp trong máy ép bùn băng tải, máy ép khung bản – tăng tỷ lệ sản xuất, hàm lượng chất rắn bánh và chất rắn.
  • Cặn bùn công nghiệp – cải thiện nén chặt bùn, tỷ lệ lắng đọng và chất lượng nước thải.

2.CÁC ĐẶC ĐIỂM  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • Dạng thể chất: Bột Trắng Trắng
  • PH (dung dịch 0,2%): 2,0 – 5,0
  • Mức Ionic: Cao Cationic
  • Độ nhớt của dung dịch 0.5% ở 250 C: 70 ±20 cps

3.ỨNG DỤNG

NHP3940 được khuyến cáo pha loãng dung dịch từ (0,1 – 0,5%), đảm bảo sản phẩm phải được khuấy trộn đều với nước sạch trước khi sử dụng.

4.CÁCH DÙNG VÀ KIỂM SOÁT

Liều điều trị sẽ phụ thuộc vào loại hệ thống, điều kiện hoạt động, tính chất và mức độ ô nhiễm và mức độ kiểm soát yêu cầu. Đại diện của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các yêu cầu kiểm soát thích hợp cho các ứng dụng cụ thể của bạn.

5.QUY TRÌNH XỬ LÝ

Mang khẩu trang an toàn hoặc kính bảo hộ, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay khi vận chuyển. Vui lòng tham khảo tờ dữ liệu an toàn vật liệu để biết chi tiết về thông tin về sức khoẻ và an toàn.

6.BAO BÌ

NHP3940 có sẵn trong túi 25kg.

Để biết thêm thông tin về ứng dụng, liên hệ 0949 906 079tuthuyhang.nhp@gmail.com

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Thực trạng và giải pháp khắc phục theo hướng kinh tế tuần hoàn

[Chăn nuôi Việt Nam] – Theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Một phần trong số đó (khoảng trên 20%) được xử lý, tái sử dụng (làm khí sinh học, ủ phân phục vụ cây trồng, nuôi giun, cho cá ăn,… ). Tuy nhiên, phần lớn hơn được thải ra môi trường (khoảng gần 80 %) gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.

Thực trạng đáng báo động về ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Về nguyên nhân có rất nhiều trong đó phải kể đến một số yếu đó là phương thức chăn nuôi chủ yếu vấn là nhỏ lẻ (khoảng trên 60 %), trong khi đó, tổng đàn gia súc gia cầm của Việt Nam hiện rất lớn với đàn trâu 2,23 triệu con, đàn bò 6,41 triệu con, đàn lợn 24,83 triệu con, đàn gia cầm 533 triệu con, hàng ngày thải lượng chất thải ra môi trường là quá lớn (bình quân chất thải phân bò 10 kg/ngày, trâu 15kg/ngày, lợn 2kg/ngày, gia cầm 0.1 kg/ngày).

 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm hàng năm của cả nước khoảng trên 156,8 triệu tấn (trong đó 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%). Bên cạnh đó không chỉ là chất thải của vật nuôi (phân, nước tiểu, chất thải long, chất thải rắn …) mà còn kéo theo một loạt các loại chất thải khác từ các cơ sở giết mổ (lông da, sừng, móng, nội tạng …) từ dịch bệnh (gia súc gia cầm chết); từ các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú  y. Đặc biệt từ các cơ sở giết mổ bao hàm cả chất thải rắn, lỏng, khí rất khó xử lý, từ các phương tiện dụng cụ chăn nuôi làm lây lan dịch bệnh giữa các vùng miền.

Chăn nuôi tự phát còn nhiều, chưa có quy hoạch nên việc xả thải chăn nuôi chưa được quản lý tốt. Về công nghệ chăn nuôi cũng như công nghệ sử lý môi trường chưa đáp ứng được tốc dộ phát triển chăn nuôi. Hiện nay chúng ta chưa có các chính sách cụ thể hoặc có nhưng chưa triển khai được do không phù hợp thực tế để giúp các trang trại chăn nuôi xử lý chát thải. Thị trường tiêu thụ các chế phẩm được xử lý chưa có hệ thống (trong ngành nông nghiệp nói chung); công tác quản lý, tuyên truyền còn hạn chế, diện tích đất chăn thả ho gia súc lớn hạn hẹp, không có quy hoạch (nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu …) khó đầu tư cho việc xử lý chất thải.

Một số nguyên nhân khác như nhận thức về sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong đó có chăn nuôi của các doanh nghiệp, chủ trang trại, nhất là người nông dân còn chưa đầy đủ. Các mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng khoa học và công nghệ cao ở Việt Nam hầu hết còn chưa phổ biến, chỉ áp dụng hạn chế trong một số lĩnh vực, một số doanh nghiệp.

Những ảnh hưởng trực tiếp của các loại chất thải (rắng, lỏng, khí …) từ chăn nuôi làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt những vùng chăn nuôi lớn, mật độ chăn nuôi cao. Ảnh hưởng đến dịch bệnh, nhất là bệnh truyền lây giữa người động vật (bệnh dại, nhiệt thán, cúm, liên cầu khuẩn, uốn ván ….) trực tiếp ảnh hưởng đến con người; ảnh hưởng đến lưu thông vận chuyển động vật và sản phẩm động vật giữa các vùng miền, thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất. Bên cạnh đó chất thải còn gây hiệu ứng nhà kính, nhất là ở các khu đô thị, chung cư hiện nay đang phát triển rất nhanh.

Với sự quan tâm của nhà nước, các quy định của Pháp luật, cơ chế chính sách đã được ban hành, thời gian qua ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mạnh theo hướng kinh tế tuần hoàn, đặc biệt các quy mô trang trại chăn nuôi lớn. Đã đảm bảo việc xử lý môi trường và tận dụng chất thải (nhất là chất thải rắn) quay ngược lại phục vụ cho sản xuất chăn nuôi trồng trọt, điển hình như trang trại chăn nuôi của Cty T&T 159 tại Hoà Bình (sử dụng toàn bộ chất thải phân bò để tái chế phục vụ cây trồng); các cơ sở chăn nuôi lợn lớn (như Dabaco, C.P, Mavin, …) sử dụng chất thải dùng làm khí ga, tái chế các loại sản phẩm phụ (lông da, sừng móng …) phục vụ trong chăn nuôi và tiết kiệm chi phí; Hợp tác xã Hoàng Long, HTX Hoà Mỹ (Hà Nội) gần như tạo chuỗi khép kín và sử dụng phần lớn các chất thải để tái sản xuất phục vụ ngay trong chăn nuôi vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn tại HTX Hoàng Long (Hà Nội)

Triển vọng và giải pháp khắc phục

Hiện nay kinh tế tuần hoàn trong ngành Chăn nuôi đã và đang được quan tâm, chính quyền và người dân cùng chung tay thực hiện, đây cũng là quy luật, bước đi tất yếu để chăn  nuôi phát triển hiệu quả, bền vứng.  

Thứ nhất: Về cơ sở pháp lý, hiện đã có Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ 2020 đồng thời Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn về phát triển chăn nuôi gắn với xử lý môi trườngrất cụ thể sẽ là cơ sở để các địa phương quan tâm chỉ đạo, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Thứ hai: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1520/QĐ/TTg (ngày 6/10/2020) phê duyệt Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó có 5 đề án ưu tiên đó là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi. Từ đây các địa tập trung triển khai thực hiện sẽ mở ra một hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn đảm bảo phát triển chăn nuôi phát triển hiệu quả, trong đó có việc vận hành tái chế chất thải chăn nuôi, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Rà soát, quan tâm hơn đến các chế độ chính sách về môi trường để đảm bảo tính khả thi, phù hợp tổ chức triển khai đồng  bộ hiệu quả

Thứ ba: Rà soát, quan tâm hơn đến các chế độ chính sách về môi trường để đảm bảo tính khả thi, phù hợp tổ chức triển khai đồng  bộ hiệu quả. Đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân chăn nuôi vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Đặc biệt việc xả thải ra môi trường các chất thải từ chăn nuôi, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm đông vật (phân, nước thải, phế thải từ cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế bến, sản xuất thức ăn chăn nuôi …) làm ảnh hưởng đến môi trường.

Thứ tư: Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp cơ sở chăn nuôi bằng nhiều hình thức nhầt là đối với chăn nuôi tập trung, cơ sở đã nằm trong vùng quy hoạch tạo sự chuyển biến rõ nét về việc tuân thủ pháp  luật, đảm bảo xử lý môi trường, an toàn dịch bệnh khi tham gia vào quá trình chăn nuôi hoặc xây dựng cơ sở sản xuất giết mổ, sơ chế, chế biến.

Thứ Năm: Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao trong xu thế hội nhập thế giới trong đó ưu tiên tập trung nguồn lực, nhân lực cho các doanh nghiệp xây dựng liên kết chuỗi, có công nghệ xử lý môi trường tái chế, sản xuất các chất thải để phục vụ lại cho phát triển chăn nuôi trồng trọt. Nhân rộng các mô hình điển hình đã làm tốt, hiệu quả về tái chế chất thải thời gian qua, đi tắt, đón đầu các công nghệ mới tiên tiến về sản xuất tái chế chất thải chăn nuôi.

Thứ Sáu: Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nhất là những nôi dung về phát triển kinh tế tuần hoàn, lợi thế khi thực hiện để có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của người chăn nuôi, người tiêu dùng.  

Chắc chắn các giải pháp trên được triển khai đồng bộ sẽ là một chuyển biến tích cực trong việc tái chế chất thải trong chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội./.

TS Nguyễn Ngọc Sơn

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam

Nguồn: nhachannuoi.vn

Tỷ Lệ Chất Dinh Dưỡng Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí

Xử lý sinh học là phương pháp được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải hiện nay. Một bể sinh học hiếu khí với sự phát triển tốt của vi sinh, thì chất lượng nước thải đầu ra sẽ đảm bảo. Ngoài những yếu tố cần quan tâm như chỉ số pH, nhiệt độ, DO hòa tan trong bể thì chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vi sinh.

Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí

1. Vai trò của chất dinh dưỡng

Khi chất dinh dưỡng được cung cấp đủ, tương tự như cơ thể con người được nạp năng lượng, thì hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn. Tương tự, vi sinh cũng vậy. Chất dinh dưỡng ở đây bao gồm Cacbon – gọi là chất nền thể hiện bằng BOD, Nito (N), Photpho (P). Tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp là BOD:N:P = 100:5:1.

Chất dinh dưỡng trong nước thải chủ yếu là nguồn cacbon (gọi là chất nền thể hiện bằng BOD), cùng với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra, còn có các nguyên tố vi lượng như: Mg, Fe, Mn, Co,…

Tỷ lệ BOD:N:P=100:5:1. Tương ứng trong trường hợp này, nếu thiếu chỉ số nào, ta sẽ tiến hành bổ sung ở chỉ số đó. BOD được bổ sung bằng cách dùng mật rỉ đường, Nito có thể dùng Ure, và Photpho sẽ bổ sung DAP hoặc dùng axit H3PO4.

Nước thải thiếu N, P thì vi khuẩn dạng sợi phát triển tạo hiện tượng phồng bùn, không tạo bông sinh học.

Trong trường hợp dư N, P thì vi sinh vật sử dụng không hết, do đó chúng ta phải dùng các biện pháp đặc biệt để loại bỏ N, P.

Thông thường, đối với nước thải sinh hoạt, đa phần chúng ta không cần bổ sung chất dinh dưỡng, vì trong nước thải đã có N, P và đã cân bằng theo tỷ lệ. Đối với nước thải công nghiệp, chúng ta cần bổ sung chất dinh dưỡng vào.

Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí

2. Mật rỉ đường

Mật rỉ đường là nguồn Cacbon hữu cơ lý tưởng, chứa khoảng 40% Cacbon. Là một sản phẩm phụ của ngành sản xuất đường . Mật rỉ đường có màu nâu sẫm, dạng lỏng sánh.

Vai trò

Bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng. Mật rỉ đường là nguồn Cacbon hữu cơ lý tưởng, rẻ tiền, giàu Cacbon, hoàn toàn không chứa Nito. Nó rất dễ dàng thêm hệ thống bằng cách hòa với nước và tạt đều khắp bể.

Liều lượng sử dụng

Mật rỉ đường dạng nước:

Công thức tính thể tích mật rỉ đường dạng nước dựa trên cơ sở thể tích bể:

y = a x V

Trong đó:

  • y: thể tích mật rỉ đường dạng nước cần sử dụng (L);
  • a = 0.15 – 0.5 (L/m3): thể tích mật rỉ đường dạng nước trên đơn vị thể tích bể;
  • V (m3): thể tích bể.Mật rỉ đường dạng khô:

Công thức tính khối lượng mật rỉ đường dạng khô dựa trên cơ sở diện tích bể:

z = b x S  và  S = V/h

Trong đó:

  • z: khối lượng mật rỉ đường dạng khô cần sử dụng (gram);
  • b = 25 – 45 (g/m2) (khối lượng mật rỉ đường dạng khô trên đơn vị diện tích bể);
  • V: thể tích bể (m3);
  • h = 3-6 (m) (chiều cao bể);
  • S: diện tích bể (m2).
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí

3. Phân Ure và DAP

URE

Urê là loại phân đạm dạng hữu cơ cung cấp Nito được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ure có công thức là (NH2)2CO. Là một tinh thể màu trắng, hạt tròn.

Ure là nguồn cung cấp hàm lượng Nito cho quá trình xử lý nước thải. Ngoài ra, Nito còn được dùng trong nông nghiệp, làm phân bón, nguồn thức ăn cho động vật.

Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khíiếu khí

DAP

DAP có công thức (NH4)2HPO4. Có tên Diammonium Phosphate.  Là một loại phân vô cơ cung cấp Photpho. Tinh thể màu trắng, dễ hút ẩm.

Phân vô cơ DAP được bổ sung vào hệ thống xử lý nhằm khắc phục tình trạng thiếu Photpho.

Liều lượng sử dụng

Cung cấp Ure và DAP nhằm bổ sung chất dinh dưỡng và khoáng cho vi sinh. Lưu lượng được tính dựa vào tải lượng BOD/ngày tính như sau:

Tải lượng BOD( kg/ngày ) = (a x Q)/1000

Trong đó:

a: Thông số BOD đầu vào (mg/l);

Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày).

  • Liều lượng Ure và DAP sử dụng hàng ngày sẽ bằng 1/1000 tải lượng BOD/ngày. Lượng Ure và DAP cung cấp cho hệ thống = Tải lượng BOD (kg/ngày)/1000.
  • Có thể bổ sung vào hệ thống sinh học 5 – 10% thể tích bùn, sau đó bắt đầu quá trình nuôi cấy hệ thống.
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí

TÌM ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI XỬ LÝ MÙI HÔI ECOLO ODOR TECHNOLOGIES INC.

Nổi bật

Công ty Nam Hưng Phú là đơn vị Nhập khẩu và Phân phối chính thức dòng sản phẩm xử lý mùi hôi cho công nghiệp và dân dụng của hãng Ecolo Odor Control technologies Inc từ Canada.

ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI CỦA SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI ECOLO

  • Đa dạng sản phẩm mới hơn 60 mã hàng, dùng để xử lý mùi cho từng khu vực và loại mùi
  • Thành phần chủ yếu là tinh dầu thực vật;
  • Tỉ lệ pha loãng lên đến hàng nghìn lần. Giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho người sử dụng;
  • thích hợp;
  • Sản phẩm không bao gồm Vi sinh vật và chất hóa học độc hại. An toàn cho người sử dụng.

Hiện nay, công ty chúng tôi tìm đại lý phân phối sản phẩm xử lý mùi hôi Ecolo tại khu vực MIỀN TRUNG và MIỀN BẮC:

DANH MỤC SP XỬ LÝ MÙI HÔI ECOLO ODOR CONTROL TECHNOLOGIES TẠI VN

SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI BỀ MẶT

SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI KHÔNG KHÍ

  • AirSolution9312 Xử lý mùi hôi trạm xử lý nước thải
  • AirSolution9314 Xử lý mùi hôi nhà xưởng, chuồng trại,…
  • AirSolution9316 Xử lý mùi hôi nơi có nhiệt độ cao: ống khói
  • AirSolution9204 Xử lý mùi hôi cho công nghiệp nặng: hóa dầu
  • AirSolution Autofresh 530 Xử lý mùi hôi cho nồi khử trùng, nồi hấp,…
  • Geltech/CapSule Xử lý mùi hôi văn phòng, ô tô, toilet,….

THÔNG TIN CHUNG VỀ SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI ECOLO

  • Quy cách: 20 Lít/thùng
  • Tỉ lệ pha loãng với nước: 1 : 500 – 5000 lần (tùy sản phẩm)
  • Dạng lởng, có/không hương
  • Xuất xứ: Ecolo – Canada.
Rất mong nhận được sự quan tâm hợp tác của quý công ty.
Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
Mrs Hằng - 0949 906 079
Email: tuhuyhang.nhp@gmail.com
https://tuhangnhp.wordpress.com/

Giải pháp khử mùi hôi trong chuồng trại bằng quạt thông gió

Lắp đặt hệ thốnquạt hút gió chuồng trại rất quan trọng. Ngoài việc hút mùi, các chất độc hại, cung cấp không khí tự nhiên,… còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho con người và vật nuôi. Trước khi lắp đặt quạt hút gió chuồng trại cần lưu ý điều gì để đảm bảo chất lượng và tính năng của sản phẩm.


Tìm hiểu và phân loại quạt hút gió chuồng trại

Quạt hút gió chuồng trại hay còn gọi là quạt thông gió chuồng trại . Đây là loại quạt gắn trên tường trong các trang trại chăn nuôi. Chuyên dùng để hút gió, hút mùi, hút bụi, làm mát không khí. Quạt thông gió trang trại chăn nuôi là loại quạt thường . Có đặc điểm là lưu lượng hút gió lớn, có giá thành hợp lý. Tiết kiệm cho các trang trại chăn nuôi có quy mô.
Hiện nay, quy mô chăn nuôi kiểu trang trại càng trở nên phổ biến.Số lượng vật nuôi lớn gây ra các hiện tượng bốc mùi hôi do chất thải động vật gây ra. Do đó, nhu cầu lắp đặt quạt giúp thông thoáng trang trại ngày càng trở nên cấp bách.

Lựa chọn quạt hút gió chuồng trại phù hợp

Vật nuôi phát triển là nhờ vào rất nhiều yếu tố, ngoài thức ăn và nước uống . Thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là môi trường chúng sinh tồn. Đây là yếu tố quyết định sự sinh trưởng của vật nuôi. Do đó chúng ta cần làm cho môi trường không khí trong các khu vực chăn nuôi phải luôn thông thoáng và sạch sẽ.

Để giải quyết những vấn đề trên, cùng với việc xây dựng chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn . Thì việc lắp đặt và sử dụng quạt hút gió chuồng trại là một yếu tố vô cùng quan trọng . Trong việc xây dựng một mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghệ cao.


Quạt hút gió trang trại đảm bảo nguồn khí sạch, lưu thông không khí. Thải các mùi hôi thối ra bên ngoài. Đảm bảo sức khỏe vật nuôi.

Thị trường quạt thông gió, quạt hút ngày càng phong phú và đa dạng . Do đó khi xác định lắp đặt quạt khách hàng cần xác định rõ tổng diện tích trang trại . Để tính toán lưu lượng gió cần thiết,. Từ đó tối ưu việc chọn quạt phù hợp và số lượng cần lắp đặt .


Lưu ý khi lắp đặt hệ thống quạt hút gió chuồng trại: Quạt hút sẽ giúp giảm mùi hôi trong chuồng trại nhưng sẽ phát sinh mùi phía sau quạt hút vì vậy cần phải có giải pháp phù hợp để tránh tình trạng này.

Lắp đặt béc phun sương khử mùi bằng sản phẩm AirSolution9314/ 9312

AirSolution9314 chứa một hỗn hợp độc quyền phức tạp đã được chứng minh có hiệu quả trong việc nhắm đến mục tiêu loại bỏ mùi hôi khó chịu. Không giống như các tác nhân tạo mặt nạ, nó hoạt động thông qua quá trình chống lại mùi, trong đó các phản ứng của mùi hôi khó chịu với sản phẩm sẽ tạo thành các phân tử lớn hơn với áp suất hơi thấp hơn làm giảm cường độ mùi.

AirSolution9314 thì không độc hại, không bị ăn mòn trong tự nhiên, làm cho nó lý tưởng cho một loạt các ứng dụng, nó thì an toàn để xử lý, phun sương hoặc phun xịt trong khu vực nơi có các hoạt động của con người.

Xuất xứ: Hãng Ecolo Odor Control Technologies – Canada

Tham khảo thông tin sản phẩm: AIRSOLUTION9312 – AIRSOLUTION9314

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 – hang.tu@namhungphu.com

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Hiện nay, ngành cao su nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc lượng chất thải ra môi trường ngày càng tăng. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Mục đích xử lý nước thải chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là:

  • Phương pháp xử lý cơ học
  • Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
  • Phương pháp xử lý sinh học

1.    Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải; như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

2.    Phương pháp hóa học và hóa lý

  • Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.
  • Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ; giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..

3.    Phương pháp sinh học

Dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Chia làm 2 loại:

  • Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
  • Phương pháp xử lý hiếu khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Sủ dụng sản phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay sản phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là Vi sinh BCP11 – Bionetix. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia và sản xuất tại Canada.Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để giảm nồng độ COA, BOD thì nhà máy nên dùng vi sinh BCP11 của hãng Bionetix. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm.

Lợi ích vi sinh BCP11:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Cách sử dụng:

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm                                                            
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm

Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm; qui mô của hệ thống xử lý nước thải mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Hiện nay nước ta có khoảng 500 doanh nghiệp chế biến mủ cao su trên tổng số hơn 1000 doanh nghiệp sản xuất các vật liệu từ cao su trong cả nước nhưng hiện chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, số doanh nghiệp còn lại chưa có hệ thống xử lý hoặc hệ thống xử lý nước thải sản xuất không đạt chuẩn cho phép (Theo Báo cáo môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường; số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê).

Những phương pháp chế biến mủ cao su phổ biến hiện nay

  • Chế biến bằng phương pháp mủ ly tâm
  • Chế biến bằng phương pháp mủ cốm
  • Chế biến bằng phương pháp mủ tạp

Nguồn gốc phát sinh nước thải

  • Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động thường ngày của nhân viên như rửa tay, vệ sinh cá nhân,…
  • Nước thải sản xuất: xuất phát từ sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học, phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc và vệ sinh nhà xưởng.

Đặc tính nước thải mủ cao su:

Tùy theo phương pháp chế biến mà nước thải sẽ có đặc tính khác nhau.

  • Chế biến mủ cao su bằng phương pháp ly tâm thì nước thải thường có độ pH, BOD, COD rất cao
  • Phương pháp chế biến mủ cốm lại cho pH nước thải thấp còn các chỉ số BOD, COD và SS vẫn ở mức cao
  • Chế biến bằng phương pháp mủ tạp thì pH nước thải lại ở mức trung tính 5-6, những chỉ tiêu khác thì BOD và COD vẫn cao nhưng thấp hơn các phương pháp khác.

Đặc trưng của nước thải mủ cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi này do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác như CH4, H2S,…nên xử lý nước thải mủ cao su cần phải chú trọng đến vấn đề này.

Xử lý nước thải mủ cao su cần nắm rõ khoảng giao động pH của nước thải (thường từ 4-6). Việc pH thấp này là do trong quá trình sản xuất ta phải dùng axit để đông tụ mủ cao su. Nhưng phương pháp mủ ly tâm lại cho pH cao (khoảng 9-11).

Căn cứ các công đoạn sản xuất của công ty sản xuất, trong nước thải có chứa mủ cao su có chứa các thành phần sau: NH3 cao, BOD, COD, SS cao; pH thấp (công đoạn sản xuất có châm thêm axit vào để mủ đông lại).

Nước thải cao su có pH thấp do phải dùng axit cho công đoạn đông tụ, lượng N-NH3 cao do dùng trong quá trình kháng đông, axit foomic dùng trong quá trình đánh đông. Đặc trưng của nước thải cao su là trong nước thải chứa nhiều hạt cao su nhỏ, không đóng thành mảng lớn được, tồn tại ở dạng huyền phù.

Như vậy, nước thải mủ cao su có BOD, COD, N cao là loại nước thải khó xử lý, công nghệ xử lý nước thải cao su phải vừa kết hợp giữa xử lý hóa học và sinh học để đạt được QCVN 01:2015/BTNMT, cột B.

Ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường

  • Làm đục nước, nổi váng và bốc mùi hôi thối
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao ảnh hưởng đến quá trình tự hủy
  • Mùi hôi thối bắt nguồn từ việc lên men khiến quá trình này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Trên đây là một vài chia sẻ về nước thải của ngành sản xuất mủ cao su tự nhiên. Hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin về nước thải của ngành sản xuất này. Như đã nêu trên thì loại nước thải với đặc thù ô nhiễm BOD, COD rất cao nên phương pháp vi sinh là cực kì phù hợp cho loại nước thải này. Công ty chúng tôi xin giới thiệu loại Men vi sinh xử lý nước thải sản xuất mủ cao su tự nhiên BCP11.

Lợi ích vi sinh BCP11 mang lại:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Xuất xứ: Hãng vi sinh nguyên liệu BIONETIX – CANADA

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079

Sự tồn tại của Coliform trong nước cho thấy rằng nước đang bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy coliform là gì? Vi khuẩn này gây hại đến mức nào? Cách để loại bỏ chúng ra khỏi nguồn nước là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Coliform là gì?

Coliform vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm. Chúng có hình que, không có nội bào. Chúng là vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hóa của động vật. Chúng thường được tìm thấy trong chất thải của động vật.

Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi. Nhưng môi trường sống phổ biến thường thấy là trong đất, nước, đôi khi chúng sẽ xuất hiện trên da. Hầu hết coliform vô hại với con người. Tuy nhiên vẫn có 1 số loại gây hại có thể gây ra bệnh nhẹ hoặc bệnh có thể nhiễm trong nước. Loại vi khuẩn này gây bệnh được chuyển từ chất thải của động vật sang nguồn nước. Từ đó, con người vô tình hấp thụ chúng vào trong cơ thể và gây bệnh.

Coliform chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính, gồm:

Coliform là một loại vi khuẩn rất quen thuộc trong lĩnh vực xử lý nước sinh hoạt và nước uống cho con người. Người ta căn cứ vào hàm lượng vi khuẩn Coliform có trong nước để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Theo đó, trong nước ăn, thức uống, vi khuẩn Coliform không được phép tồn tại. Đối với nước sinh hoạt, hàm lượng vi khuẩn Coliform phải ở dưới mức 50 Coliform / 100 ml nước.

Nguyên nhân vi khuẩn Coliform tồn tại trong nước

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước nhiễm vi khuẩn Coliform, cụ thể như sau:

  • Xử lý nguồn chất thải không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách, làm cho lượng chất thải có chứa vi khuẩn Coliform ngấm vào lòng đất và thấm vào các mạch nước ngầm khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform.
  • Nhà máy xử lý nước sinh hoạt chưa xử lý triệt để vi khuẩn Coliform khiến vi khuẩn này vẫn còn tồn tại trong nước sinh hoạt hàng ngày.
  • Sử dụng nước giếng chưa qua xử lý, bởi nước giếng có nguồn trực tiếp từ các mạch nước ngầm đã bị ngấm vi khuẩn Coliform.
  • Nước máy bị nhiễm khuẩn Coliform do chảy qua các đường ống cũ, rỉ sét vì thời gian sử dụng quá lâu năm.
  • Sử dụng trực tiếp nguồn nước mưa chưa qua quá trình xử lý.

Những yếu tố gây ảnh hưởng tới Coliform

Suy cho cùng coliform cũng chỉ là một loại sinh vật, vậy nên vẫn có những yếu tố làm ảnh hưởng đến chúng như:

Nước thải và các hệ thống tự hoại

Coliform nằm trong chất thải của con người và động vật. Do đó, khi vi khuẩn được thoát ra ngoài chảy xuống cống sẽ lẫn vào dòng nước sông suối ngoài tự nhiên. Chúng có khả năng xâm nhập vào các luồng theo hệ thống thoát nước ra xung quanh và bắt đầu lan rộng hơn. Đặc biệt đối với các hệ thống ống nước đang bị rò rỉ, hệ thống tự hoại kém không đạt chuẩn và nhà máy xử lý nước thải chất lượng kém.

Chất thải động vật

Phần lớn Coliform có ở ngoài môi trường được thải ra từ động vật. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với những vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn. Trang trại, nhà máy, những nơi có nhiều nguồn chất thải động vật nhưng chưa được xử lý đúng cách.

Ở thành thị, thị trấn chất thải của động vật thường góp phần tăng lượng vi khuẩn Coliform bởi chó mèo hoặc chất thải của con người vô tình khi xả vào cống thoát nước mưa.

Lượng trầm tích

Lượng trầm tích trở nên cao hơn là dấu hiệu của các vi khuẩn mầm bệnh gây hại đang tăng cao. Các vi khuẩn này có thể bám vào các hạt trầm tích. Nước chảy càng nhanh lại càng mang theo nhiều trầm tích hơn. Vậy nên, mức độ vi khuẩn gây hại tăng cao hơn có thể xảy ra khi các dòng chảy nhanh và mạnh hơn. Thường thì vi khuẩn có trong đất nhiều hơn ở trong nước.

Nhiệt độ

Khi ở nhiệt độ cao, vi khuẩn thường phát triển nhanh hơn. Khả năng sinh phát triển sẽ bị chậm lại khi ở nhiệt độ thấp.

Chất dinh dưỡng

Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao thường sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn.

Tác hại của Coliform

Nếu con người vô tình hấp thụ vi khuẩn Coliform qua đường ăn uống. Thời gian đầu tiên, cơ thể sẽ không có biểu hiện gì cả, đây là thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh thường là từ 3 – 4 ngày. Sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như sốt, tiêu chảy,…

Các triệu chứng cơ bản nhất là gây ra sự khó chịu đường tiêu hóa, sốt, đau thắt bụng và tiêu chảy thường, hoặc tiêu chảy ngắt quãng.

Tác hại của Coliform

Tùy vào từng trường hợp và sức khỏe đối tượng gây bệnh mà biểu hiện bệnh sẽ khác nhau nhưng đa số người bị nhiễm khuẩn Coliform thường sẽ tự hồi phục hoặc điều trị đơn giản bằng cách bù nước khoáng và điện giải. Một số trường hợp thực sự nguy hiểm có thể lây nhiễm sang phổi, thận, gan thậm chí là hệ thần kinh và có thể gây ra mãn tính và dẫn đến tử vong

Coliform gây ra sự khó chịu đường tiêu hóa, sốt, đau thắt bụng

Cách loại bỏ Coliform ra khỏi nguồn nước

Có rất nhiều cách để loại bỏ Coliform ra khỏi nguồn nước nhưng điều cơ bản nhất là xử lý đúng cách nguồn nước thải, chất thải từ chuồng chăn nuôi gia cầm, gia súc, bể phốt, không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập nguồn nước.

Cách loại bỏ Coliform ra khỏi nguồn nước

Xử lý đúng cách nguồn nước thải

Ngoài ra có thể loại bỏ vi khuẩn này bằng clo, ozon và tia cực tím. Nhưng hiện nay, cuộc sống hiện đại hơn, có thể xử lý trực tiếp bằng cách sử dụng máy lọc. Máy lọc sẽ giúp mọi gia đình yên tâm hơn trong việc sử dụng nguồn nước. Tránh được nguy cơ phải đối mặt với những cơn co thắt dạ dày và tiêu chảy.

Tuy không phải loại nào cũng là vi khuẩn gây bệnh nhưng số lượng vi khuẩn có trong nước càng lớn khả năng gây bệnh càng cao. So với các loại vi khuẩn khác, chúng tồn tại lâu hơn. Vậy nên mọi tiêu chuẩn để đo nước sạch là không tồn tại Coliform.