GIÁ THỂ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Giá thể vi sinh là gì?


Giá thể vi sinh là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.

Giá thể vi sinh MBBR

Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh dựa vào diện tích tiếp xúc của giá thể vi sinh sẽ dính bám trên bề mặt tạo thành lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học. Quy luật chung trong sự phát triển của màng vi sinh vật bởi quá trình tiêu thụ cơ chất có trong nước thải và làm sạch nước thải.


Quá trình dính bám của giá thể vi sinh có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 : Kết dính ban đầu. Là quá trình vi sinh bám vào bề mặt của giá thể tạo thành lớp màng. Trong điều kiện này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển giống như quá trình vi sinh vật lơ lửng.


Giai đoạn 2 : Phát triển. Vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng bắt đầu quá trình phân hủy sinh học


Giai đoạn 3 : Trưởng thành. Là giai đoạn vi sinh đã phát triển, lớp màng đã dày lên, hiệu suất phân hủy sinh học cao nhất. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.


Giai đoạn 4 : Phân tán. Sau khi phát triển đến độ dày nhất định, lớp màng không dày lên nữa và trở nên ổn định. vi sinh sẽ tróc ra khỏi bề mặt của giá thể. Sự trao đổi chất diễn ra để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối

Các giai đoạn trên sẽ diễn ra cùng lúc xen kẽ với nhau giúp quá trình phân hủy sinh học diễn ra liên tục. quá trình phân hủy nội bào và quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra đồng thời với nhau. Khi đó tốc độ phát triển màng cân bằng với tốc độ suy giảm bởi sự phân huỷ nội bào.

Giá thể Biochip

Ứng dụng của giá thể vi sinh
Dựa vào nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh người ta ứng dụng vào xử lý nước thải, tăng hiệu suất của quá trình phân hủy sinh học, giảm thiểu được lượng bùn sinh ra. Tặng hiệu quả và sự vận hành ổn định của hệ thống. Giảm thiểu mùi hôi do sự phân hủy sinh học của các hợp chất hữu cơ.


Tổng hợp các loại giá thể vi sinh dùng cho xử lý nước thải:

  • Giá thể vi sinh MBBR (Biocell)
  • Giá thể dạng hạt xốp
  • Giá thể dạng quả cầu
  • Giá thể dạng bông mai
  • Giá thể dạng sợ PE
  • Giá thể dạng sợ PP
  • Giá thể dạng tổ ong
  • Giá thể Biochip
  • Giá thể xơ dừa

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

Xử lý nước thải chăn nuôi với vi sinh BCP50 và vi sinh BCP655

Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia cầm, gia súc hiện nay. Việc này giúp giảm mùi, hạn chế các mầm bệnh, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Vậy phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi là gì? Hãy cùng Green Water tìm hiểu đến phương pháp được quan tâm nhất hiện nay!

Nước thải chăn nuôi có những thành phần gì?

Việc xử lý nước thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong thành phần của nước thải chứ nhiều hợp chất có mùi thối nặng với khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phần chính cần được loại bỏ trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo:

1. Các chất vô cơ và hữu cơ

Hợp chất hữu cơ gồm các chất như protein, acid amin, chất béo, phân…Chiếm khoảng 70% đến 80%. Trong khi đó, các chất vô cơ chiếm từ 20% – 30% trong thành phàn nước thải chăn nuôi. Gồm có: muối, ure, cát, đất…

2. Hàm lượng nito và photpho

Lượng lớn L và N được chưa trong nước thải chăn nuôi heo. Vì các loài gia súc, gia cầm có khả năng hấp thụ N và P rất kém nên chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu và phân.

3. Vi sinh vật gây bệnh

Đây là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình xử lý nước thải trong chăn nuôi. Bởi trong chất thải chứa cực kỳ nhiều vi trùng, virus…Nhiều mầm bệnh gây hại trực tiếp đối với sức khoẻ con người.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VỚI:

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – Thuy Hang

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Thực trạng và giải pháp khắc phục theo hướng kinh tế tuần hoàn

[Chăn nuôi Việt Nam] – Theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Một phần trong số đó (khoảng trên 20%) được xử lý, tái sử dụng (làm khí sinh học, ủ phân phục vụ cây trồng, nuôi giun, cho cá ăn,… ). Tuy nhiên, phần lớn hơn được thải ra môi trường (khoảng gần 80 %) gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.

Thực trạng đáng báo động về ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Về nguyên nhân có rất nhiều trong đó phải kể đến một số yếu đó là phương thức chăn nuôi chủ yếu vấn là nhỏ lẻ (khoảng trên 60 %), trong khi đó, tổng đàn gia súc gia cầm của Việt Nam hiện rất lớn với đàn trâu 2,23 triệu con, đàn bò 6,41 triệu con, đàn lợn 24,83 triệu con, đàn gia cầm 533 triệu con, hàng ngày thải lượng chất thải ra môi trường là quá lớn (bình quân chất thải phân bò 10 kg/ngày, trâu 15kg/ngày, lợn 2kg/ngày, gia cầm 0.1 kg/ngày).

 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm hàng năm của cả nước khoảng trên 156,8 triệu tấn (trong đó 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%). Bên cạnh đó không chỉ là chất thải của vật nuôi (phân, nước tiểu, chất thải long, chất thải rắn …) mà còn kéo theo một loạt các loại chất thải khác từ các cơ sở giết mổ (lông da, sừng, móng, nội tạng …) từ dịch bệnh (gia súc gia cầm chết); từ các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú  y. Đặc biệt từ các cơ sở giết mổ bao hàm cả chất thải rắn, lỏng, khí rất khó xử lý, từ các phương tiện dụng cụ chăn nuôi làm lây lan dịch bệnh giữa các vùng miền.

Chăn nuôi tự phát còn nhiều, chưa có quy hoạch nên việc xả thải chăn nuôi chưa được quản lý tốt. Về công nghệ chăn nuôi cũng như công nghệ sử lý môi trường chưa đáp ứng được tốc dộ phát triển chăn nuôi. Hiện nay chúng ta chưa có các chính sách cụ thể hoặc có nhưng chưa triển khai được do không phù hợp thực tế để giúp các trang trại chăn nuôi xử lý chát thải. Thị trường tiêu thụ các chế phẩm được xử lý chưa có hệ thống (trong ngành nông nghiệp nói chung); công tác quản lý, tuyên truyền còn hạn chế, diện tích đất chăn thả ho gia súc lớn hạn hẹp, không có quy hoạch (nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu …) khó đầu tư cho việc xử lý chất thải.

Một số nguyên nhân khác như nhận thức về sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong đó có chăn nuôi của các doanh nghiệp, chủ trang trại, nhất là người nông dân còn chưa đầy đủ. Các mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng khoa học và công nghệ cao ở Việt Nam hầu hết còn chưa phổ biến, chỉ áp dụng hạn chế trong một số lĩnh vực, một số doanh nghiệp.

Những ảnh hưởng trực tiếp của các loại chất thải (rắng, lỏng, khí …) từ chăn nuôi làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt những vùng chăn nuôi lớn, mật độ chăn nuôi cao. Ảnh hưởng đến dịch bệnh, nhất là bệnh truyền lây giữa người động vật (bệnh dại, nhiệt thán, cúm, liên cầu khuẩn, uốn ván ….) trực tiếp ảnh hưởng đến con người; ảnh hưởng đến lưu thông vận chuyển động vật và sản phẩm động vật giữa các vùng miền, thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất. Bên cạnh đó chất thải còn gây hiệu ứng nhà kính, nhất là ở các khu đô thị, chung cư hiện nay đang phát triển rất nhanh.

Với sự quan tâm của nhà nước, các quy định của Pháp luật, cơ chế chính sách đã được ban hành, thời gian qua ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mạnh theo hướng kinh tế tuần hoàn, đặc biệt các quy mô trang trại chăn nuôi lớn. Đã đảm bảo việc xử lý môi trường và tận dụng chất thải (nhất là chất thải rắn) quay ngược lại phục vụ cho sản xuất chăn nuôi trồng trọt, điển hình như trang trại chăn nuôi của Cty T&T 159 tại Hoà Bình (sử dụng toàn bộ chất thải phân bò để tái chế phục vụ cây trồng); các cơ sở chăn nuôi lợn lớn (như Dabaco, C.P, Mavin, …) sử dụng chất thải dùng làm khí ga, tái chế các loại sản phẩm phụ (lông da, sừng móng …) phục vụ trong chăn nuôi và tiết kiệm chi phí; Hợp tác xã Hoàng Long, HTX Hoà Mỹ (Hà Nội) gần như tạo chuỗi khép kín và sử dụng phần lớn các chất thải để tái sản xuất phục vụ ngay trong chăn nuôi vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn tại HTX Hoàng Long (Hà Nội)

Triển vọng và giải pháp khắc phục

Hiện nay kinh tế tuần hoàn trong ngành Chăn nuôi đã và đang được quan tâm, chính quyền và người dân cùng chung tay thực hiện, đây cũng là quy luật, bước đi tất yếu để chăn  nuôi phát triển hiệu quả, bền vứng.  

Thứ nhất: Về cơ sở pháp lý, hiện đã có Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ 2020 đồng thời Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn về phát triển chăn nuôi gắn với xử lý môi trườngrất cụ thể sẽ là cơ sở để các địa phương quan tâm chỉ đạo, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Thứ hai: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1520/QĐ/TTg (ngày 6/10/2020) phê duyệt Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó có 5 đề án ưu tiên đó là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi. Từ đây các địa tập trung triển khai thực hiện sẽ mở ra một hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn đảm bảo phát triển chăn nuôi phát triển hiệu quả, trong đó có việc vận hành tái chế chất thải chăn nuôi, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Rà soát, quan tâm hơn đến các chế độ chính sách về môi trường để đảm bảo tính khả thi, phù hợp tổ chức triển khai đồng  bộ hiệu quả

Thứ ba: Rà soát, quan tâm hơn đến các chế độ chính sách về môi trường để đảm bảo tính khả thi, phù hợp tổ chức triển khai đồng  bộ hiệu quả. Đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân chăn nuôi vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Đặc biệt việc xả thải ra môi trường các chất thải từ chăn nuôi, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm đông vật (phân, nước thải, phế thải từ cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế bến, sản xuất thức ăn chăn nuôi …) làm ảnh hưởng đến môi trường.

Thứ tư: Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp cơ sở chăn nuôi bằng nhiều hình thức nhầt là đối với chăn nuôi tập trung, cơ sở đã nằm trong vùng quy hoạch tạo sự chuyển biến rõ nét về việc tuân thủ pháp  luật, đảm bảo xử lý môi trường, an toàn dịch bệnh khi tham gia vào quá trình chăn nuôi hoặc xây dựng cơ sở sản xuất giết mổ, sơ chế, chế biến.

Thứ Năm: Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao trong xu thế hội nhập thế giới trong đó ưu tiên tập trung nguồn lực, nhân lực cho các doanh nghiệp xây dựng liên kết chuỗi, có công nghệ xử lý môi trường tái chế, sản xuất các chất thải để phục vụ lại cho phát triển chăn nuôi trồng trọt. Nhân rộng các mô hình điển hình đã làm tốt, hiệu quả về tái chế chất thải thời gian qua, đi tắt, đón đầu các công nghệ mới tiên tiến về sản xuất tái chế chất thải chăn nuôi.

Thứ Sáu: Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nhất là những nôi dung về phát triển kinh tế tuần hoàn, lợi thế khi thực hiện để có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của người chăn nuôi, người tiêu dùng.  

Chắc chắn các giải pháp trên được triển khai đồng bộ sẽ là một chuyển biến tích cực trong việc tái chế chất thải trong chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội./.

TS Nguyễn Ngọc Sơn

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam

Nguồn: nhachannuoi.vn

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: hiện trạng và giải pháp khắc phục

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. 1

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên  chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.

Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao, . . .. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1, . . ..

Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.

Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi có nhiều, trong bài này chúng tôi muốn đề cập đến hai yếu tố, đó là NH3 và các kim loại nặng.

2. Ô nhiễm môi trường do kim loại nặng gây ra

2.1. Qui định của Nhà nước về hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm

Quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hàm lượng tối đa một số nguyên tố khoáng và kim loại nặng (tính bằng mg/1 kg thức ăn hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm – Quyết định số 104/2001/QĐ/BNN, ngày 31/10/2001) như sau:

  Hàm lượng tối đa (mg/kg thức ăn)
SốTên nguyên tốLợn
Nuôi thịtĐẻ trứng
1Kẽm (Zn)250250250250
2Đồng (Cu)3535< 4 tháng tuổi: 175;> 4 tháng tuổi: 10050
3Mangan (Mn)250250250250
4Thủy ngân (Hg)0,10,10,10,1
5Cadimi (Cd)0,50,50,50,5
6Asen (As)2222
7Chì (Pb)5555

2.1. Ô nhiễm do kim loại nặng trong chất thải chăn nuôi gây ra

Ở Việt Nam hiện nay, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân khoảng 73 triệu tấn/năm, trong đó chất thải chăn nuôi lợn chiếm khoảng 24,38 triệu tấn/năm tương đương 33,4% (Xuân Kỳ, Xử lý ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Báo Nhân Dân, 08/03/2009). Đồng (Cu) và kẽm (Zn) tồn dư trong chất thải chăn nuôi là hai trong nhiều yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng đối với đất. Việc bổ sung oxid kẽm (ZnO) với hàm lượng quá cao trong thức ăn cho lợn so với quy định để phòng ngừa tiêu chảy là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này.

2.1. Nguồn kim loại nặng gây ra ô nhiễm môi trường

Kim loại nặng gây ra ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn như: Chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi, phân bón, các chất hóa nông,, . . .. Trong đó, việc cho thêm kẽm vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp của vật nuôi nhằm phòng bệnh và tăng khả năng tiêu hóa cũng được xem là yếu tố gây nên sự ô nhiễm kim loại nặng cho môi trường cần được quan tâm. Theo ông Huỳnh Thanh Hùng (Khoa Nông học – ĐH Nông Lâm TP. HCM): Phần lớn người trồng rau đều sử dụng phân chuồng (lợn, gà), trong khi các vật nuôi này được nuôi bằng thức ăn tổng hợp. Thức ăn dạng này có nhiều khoáng đa lượng, vi lượng. Hàm lượng kim loại nặng trong phân của vật nuôi sẽ xâm nhập vào đất trồng rau và tồn lưu trong các nông sản, đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách.

Một cuộc khảo sát nhằm đánh giá ô nhiễm kim loại nặng gây ra bởi phân gia súc tại Anh Quốc cho thấy lượng kẽm thải ra từ phân vật nuôi gây ô nhiễm môi trường chiếm đến 35% so với các yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng khác.

2.2. Ô nhiễm kẽm, tác hại của ô nhiễm kẽm

Một cuộc thăm dò được tiến hành hàng năm ở Anh và xứ Wale về chất thải có chứa kim loại nặng từ phân gia súc đã cho thấy rằng mức độ kim loại nặng cao nhất thải ra vào đất nông nghiệp là kẽm (lên đến 3.3 kg/ha) và đồng (lên đến 2.2 kg/ha) tại khu vực chăn nuôi lợn ở vùng tây Anglia và Humberside (Chambers et al., 1999).

Kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong đất, đặc biệt ở lớp đất gần bề mặt và gây độc hại về lâu dài. Tính độc của kim loại nặng sẽ gây nên sự sụt giảm số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên vi sinh vật có lợi cho đất (vi sinh vật cải thiện sự hô hấp của đất, phân hủy chất hữu cơ, cố định nitơ, . . .). Kim loại nặng gián tiếp làm giảm sự phân hủy thuốc trừ sâu và những chất hữu cơ khác do việc tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm mà trong điều kiện bình thường các vi sinh vật này sẽ phân giải các chất nguy hại đó (Burton and Turner, 2003).

Sự dư thừa Zn khi Zn tích tụ quá cao trong đất cũng gây độc đối với cây trồng. Dư thừa Zn cũng gây ra bệnh mất diệp lục. Sự tích tụ Zn trong cây, quả nhiều cũng liên quan đến mức dư lượng Zn trong cơ thể người và góp phần tăng sự tích tụ Zn trong môi trường (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ, 2007).

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu lượng kim loại nặng trong đất quá cao có thể gây ra sự rối loạn hệ thống enzyme trên động vật khi được nuôi ở những vùng đó và ăn phải các loại thức ăn được sản xuất tại đó (Burton and Turner, 2003).

Zn là vi khoáng thiết yếu cho cơ thể con người, Zn chủ yếu tích tụ trong gan. Thận có khả năng lọc tối đa khoảng 2g Zn/ngày. Nếu thừaZn lớn có thể gây ung thư, gây ngộ độc hệ thần kinh, ảnh hưởng lên tính nhạy cảm, sinh sản, gây độc hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể có thể gây liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu chứng khác (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ, 2007).

3. Vấn đề thải NHvào không khí của chăn nuôi

Ammoniac (NH3) có trong khí, trước hết là từ sự phân hủy và bốc hơi của các chất thải vật nuôi. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng phân bón) đã được xác định là các nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trường. Số lượng của đàn vật nuôi đã và đang tăng đáng kể, cũng tương tự là sự phát thải của NH3 từ phân bón nitơ (Sutton et al. 1993). Sự gia tăng mạnh nhất gây ra bởi nhóm vật nuôi lợn và gia cầm. Trong các hoạt động chăn nuôi, sự thải NH3 vào môi trường trước hết là từ chuồng trại, nuôi vỗ béo mở (hở), chế biến và giữ trữ phân, sử dụng phân bón trên đất, . . ..

Nitơ được thải ra ở dạng ure (động vật có vú) hoặc axit uric (chim) và NH3, nitrogen hữu cơ trong phân và nước tiểu của vật nuôi. Để biến ure hoặc axit uric thành NH3 cần có enzyme urease. Sự biến đổi này xẩy ra rất nhanh, thường là trong ít ngày. Biến đổi các dạng phức hợp nitrogen hữu cơ trong phân xẩy ra chậm hơn (hàng tháng hoặc hàng năm). Trong cả 2 trường hợp, nitrogen được biến đổi thành hoặc là ammonium (NH4+) trong điều kiện pH axit hoặc trung tính hoặc thành ammoniac (NH3) trong điều kiện pH cao hơn.

NH3 thoát ra sẽ gây ảnh hưởng xấu (-) lên môi trường, như làm axit hóa đất và gây phì nhiêu hóa nước mặt giúp thực vật (tảo độc hại) phát triển sẽ tiêu diệt động vật nước do làm giảm lượng oxy. Điều đáng quan tâm đặc biệt là NH3 trong không khí chuồng nuôi do nó thường xuyên được tích tụ trong chuồng kém thông thoáng. Tăng mức NH3 sẽ ảnh hưởng xấu (-) đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi. Đồng thời NH3 có thể ảnh hưởng xấu (-) lên sức khỏe con người, dù chỉ ở mức thấp cũng có thể gây sưng phổi, sưng mắt. Nồng độ cao NH3 trong không khí ảnh hưởng đáng kể tới hô hấp và tim mạch của con người.

NH3 thải ra ảnh hưởng lớn tới chất lượng không khí quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự tích lũy NH3 trong không khí có thể gây ra sự phì nhiêu nước mặt, do vậy làm cho tảo độc hại tăng trưởng nhanh và sẽ làm giảm nhiều loài thủy sinh, trong đó có các đối tượng kinh tế. Các loài cây trồng nhạy cảm như cà chua, dưa chuột và các loại hoa quả sẽ bị hư hại do NH3 lắng đọng tăng, khi chúng được trồng gần khu vực có NH3 thải ra lớn (van der Eerden et al, 1998). Sự lắng đọng NH3 trong đất với khả nặng đệm thấp có thể gây nên axit hóa đất hoăc rút hết các cation cơ bản.

4. Các giải pháp để làm giảm thiểu ô nhiễm do chất thải chăn nuôi

Việc bổ sung kẽm ôxit trong thức ăn công nghiệp cho vật nuôi thường là không thể thiếu và lượng bổ sung tùy thuộc vào từng giai đoạn. Trên thực tế, lượng kẽm hữu dụng chỉ chiếm khoảng 5–20% trên tổng lượng kẽm bổ sung, phần còn lại 80–95% được thải qua phân vào môi trường (Burton and Turner, 2003).

Sự ô nhiễm Zn do chất thải chăn nuôi có thể được khắc phục tốt hơn nếu sử dụng sản phẩm ZnO bổ sung trong thức ăn công nghiệp có tỷ lệ hữu dụng cao trong khi vẫn đảm bảo việc phòng ngừa tiêu chảy trên lợn con. Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đất bởi kim loại nặng sẽ được khắc phục từng bước nhờ giảm tối đa lượng kẽm phân thải ra môi trường.

Theo ông Hoàng Kim Giao: “Có 3 nhóm biện pháp cơ bản hạn chế ô nhiễm do chăn nuôi. (i) Cần quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường. (ii) Sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại. (iii) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Tùy điều kiện cụ thể từng nơi để lựa chọn một trong 3 quy trình xử lý chất thải như: bể lắng – hầm biogas – ao sinh học, hầm biogas – ao sinh học và hầm biogas – thùng sục khí – ao sinh học; trong đó trọng tâm là chăn nuôi theo mô hình VAC và sử dụng hầm biogas.”

Một số giải pháp cụ thể như sau:

1.Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại :

Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ  bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trạitrồng cây xanh, . . .. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí Orất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng, . . ..

2.Xây dựng hệ thống hầm biogas:

Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.

3.Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín:

Phân chuồng sau khi được lấy ra khỏi chuồng nuôi cần đánh thành đống. Trong quá trình đánh đống, phân được rải từng lớp một (mỗi lớp khoảng 20 cm) rồi rải thêm một ít (một lớp mỏng) tro bếp hoặc vôi bột), cứ làm như vậy cho đến hết lượng phân có được. Sau cùng, sử dụng bùn ao hoặc nhào đất mịn với tạo thành bùn để trát kín, đều lên toàn bộ bề mặt củ đống phân. Cũng có thể sử dụng các tấm (ny long, bạt, . . .) để phủ kín đống phân. Làm được như vậy, trong quá trình ủ sẽ giảm thiểu các loại khí sinh ra (CO2, NH3, CH4, . . .) thoát ra môi trường. Đồng thời, trong quá trình ủ đống phân sẽ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm, . . .) sẽ bị tiêu diệt, nhờ vậy các mầm bệnh sẽ bị hạn chế phát tán, lây lan.

4. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh:

Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản): Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) là các loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20cm. Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước.

Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tùy ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tùy thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m3 và diện tích bề mặt 36m2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Trong thời gian này, lượng phospho trong nước giảm khoảng 57-58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD5 (là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80-90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.

5.Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM):

– Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường… được nghiên cứu và sản xuất thành công bởi các chuyên gia bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Zeolite được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng, nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chất hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Khi cải tạo ao, đầm, người sản xuất có thể khai thác chúng để tái chế làm phân bón phục vụ cho việc trồng trọt.Ngoài ra, người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân huỷ chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất. Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng.

– Sử dụng dung dịch điện hoạt hóa Anôlít:Viện Công nghệ Môi trường phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y, Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TW1, Viện Chăn nuôi quốc gia… đã nghiên cứu và khảo nghiệm thành công khả năng sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít làm chất khử trùng trong chăn nuôi.Dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến như một chất khử trùng hiệu quả cao và “thân thiện với môi trường”. Dung dịch này có khả năng khử trùng nước sinh hoạt, bảo quản nông sản, chế biến thủy sản, sản xuất tôm giống, khử trùng trong các cơ sở y tế, chăn nuôi, . . . Ngoài ra, dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít có tác dụng diệt virus H5N1 an toàn, không gây độc đối với sinh vật cấp cao, có thể được sử dụng làm dung dịch phun tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi. Các kết quả nghiên cứu hiệu quả khử trùng của Anôlít trên hiện trường sản xuất, chăn nuôi gia cầm (tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) cũng đã cho nhận xét: Phương pháp khử trùng nền chuồng bằng Anôlít, có thể áp dụng có hiệu quả đối với chuồng nuôi vừa xuất lứa hoặc đang chuẩn bị đưa vào nuôi lứa mới. Với Anôlít 250 ml/m2, mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí giảm trung bình 2-3 bậc, trong khi Coliforms và Salmonella thực tế được loại hoàn toàn. Các thí nghiệm tương tự thực hiện với chất khử trùng Virkon-S 0,5%, cũng cho kết quả tương tự như khi khử trùng bằng Anôlít, song giá thành đắt hơn tới 6 lần so với việc sử dụng Anôlít.

– Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân hủy, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột cho vật nuôi.

6. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái:

Trong vài năm gần đây, một số nước cũng như ở Việt Nam đang phát triển một hình thức chăn nuôi mới, đó là chăn nuôi trền nền chuồng đệm lót với các vi sinh vật có ích. Hình thức chăn nuôi này còn được gọi là chăn nuôi với đệm lót sinh thái hay chăn nuôi đệm lót lên men. Thay vì nuôi các vật nuôi trên nền xi măng hoặc gạch cứng, người ta đã nuôi các con vật nền chuồng bằng đất nện, sâu hơn mặt đất (-, âm), trên nền chuồng rải một lớp đệm lót dày 60 cm và trên bề mặt đệm lót có phun một dung dịch mên (hỗn hợp các vi sinh vật có ích). Đệm lót thường là các nguyên liệu thực vật như mùn cưa, trấu, thân cây ngô và lõi bắp ngô khô nghiền nhỏ, . . .. Bình thường, đệm lót sinh thái có thể sử dụng được trong 4 năm. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động trong chuồng nuôi đệm lót sinh thái, vật nuôi có thể ăn men vi sinh vật có trong đệm lót sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt so với sản phẩm làm ra từ chăn nuôi thông thường, đồng thời người chăn nuôi có thể tiết kiệm được 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm, . . ..

7. Điều chỉnh thành phần trong khẩu phần ăn:

Một nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm 3 công thức phối trộn, với các kết quả thu được quả thử nghiệm, họ đã chọn bài thuốc có ký hiệu là CP2, bài thuốc đã cho hiệu quả tốt nhất có thành phần như sau: Mạch nha (25%), sơn trà (15%), thần khúc (20%), sử quân (5%), xa tiền (5%), ngưu tất (30%). Sử dụng chế phẩm CP2 với liều lượng 1.000g CP2/1 tấn thức ăn hỗn hợp cho nuôi lợn thịt sẽ cho khối lượng tăng trọng/ngày cao hơn đối chứng là 4,42%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn 9,58%; chi phí thức ăn/kg tăng trọng giảm 7,89%. Đối với chăn nuôi lợn nái nuôi con, sử dụng CP2 với liều lượng như trên cho kết quả: Đã góp phần làm giảm đáng kể mùi hôi của chuồng nuôi lợn; ở chuồng nuôi lợn thịt, hàm lượng NH3 giảm 41,30% và hàm lượng H2S giảm 44,44% so với lô đối chứng. Ở chuồng nuôi lợn nái sinh sản, NH3 giảm 45,26%, H2S giảm 43,90% so với lô đối chứng.

Một nghiên cứu khác đã cho lợn vỗ béo ăn 4 khẩu phần ăn khác nhau: KP1 dựa trên cơ sở là ngũ cốc ; KP2 dựa trên cơ sở các phụ phẩm nông nghiệp ; KP3 dựa trên cơ sở sắn củ và KP4 dựa trên cơ sở là bột củ cải đường. Phân và nước tiểu của lợn được thu để đánh giá mức độ phát xạ NH3. Các kết quả thu được đã cho thấy: Với các khẩu phần ăn khác nhau đã làm cho pH của hỗn hợp phân và nước tiểu của lợn, tương ứng với 4 khẩu phân trên là 8.90, 8.80, 8.83 và 8.07 (P,0.001) và mức thoát NH3 ra môi trường tương ứng là 32.7, 30.1, 31.1 và 17.12 mmol (P,0.001). Hệ số tương quan thu được giữa pH của hỗn hợp thải và lương NHthoát ra là r = + 0.83. Như vậy rõ ràng có thể điều chỉnh thành phần của khẩu phần ăn ở lợn để làm giảm pH của hỗn hợp thải, nhờ đó mà có thể giảm thiểu sự thoát NH3 ra môi trường.

 Nguồn: http://vusta.vn/

  1. ↩︎

Kết quả test PolymerNHP3962 cho giai đoạn ép bùn của nước thải dệt nhuộm

Nam Hưng Phú vừa nhận được kết quả test PolymerNHP3962 cho ép bùn mà khách hàng dệt nhuộm tự test thử.

Kết quả test PolymerNHP3962

Polymer NHP3962 có trọng lượng phân tử cao, chất kết tụ cation cao. Sản phẩm là một hạt bột , hoàn toàn tan trong nước. Polymer NHP3962 thường được sử dụng như một công cụ trợ nước cho các quá trình tách chất rắn.

  • Tách nước bùn công nghiệp trong máy ép bùn băng tải, máy ép bùn khung bản – tăng tỷ lệ sản xuất, hàm lượng chất rắn bánh và chất rắn.
  • Cặn bùn công nghiệp – cải thiện nén chặt bùn, tỷ lệ lắng đọng và chất lượng nước thải.

Polymer NHP 3962 có sẵn trong túi 25kg – Xuất xứ: Malaysia

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp: 0949 906 079

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Hiện nay, ngành cao su nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc lượng chất thải ra môi trường ngày càng tăng. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Mục đích xử lý nước thải chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là:

  • Phương pháp xử lý cơ học
  • Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
  • Phương pháp xử lý sinh học

1.    Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải; như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

2.    Phương pháp hóa học và hóa lý

  • Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.
  • Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ; giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..

3.    Phương pháp sinh học

Dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Chia làm 2 loại:

  • Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
  • Phương pháp xử lý hiếu khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Sủ dụng sản phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay sản phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là Vi sinh BCP11 – Bionetix. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia và sản xuất tại Canada.Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để giảm nồng độ COA, BOD thì nhà máy nên dùng vi sinh BCP11 của hãng Bionetix. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm.

Lợi ích vi sinh BCP11:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Cách sử dụng:

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm                                                            
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm

Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm; qui mô của hệ thống xử lý nước thải mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

CASE STUDY: HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA BCP50 VỚI NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG

  • Loại nước thải: nước thải tập trung của Khu công nghiệp;
  • Lưu lượng: Q = 1000m3/ngd

Sau khi khảo sát, đề xuất phương án nuôi cấy men vi sinh:

Sau 10 ngày nuôi cấy, vi sinh phát triển và hoạt động ổn định. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Một số hình ảnh cụ thể dưới đây:

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MEN VI SINH BCP50

BCP50 chứa các chủng vi sinh vật có khả năng:

  • SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
  • PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC.

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ :     

  • Giảm bùn
  • Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
  • Giảm mùi
  • Khởi động hệ thống nhanh chóng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ 0949 906 079

ỨNG DỤNG THỰC TẾ MEN VI SINH BCP11 TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Tác hại nước thải từ việc chế biến mủ cao su tự nhiên:

  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi ván lợn cặn; bốc mùi hôi thối nồng đặc.
  • Làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.
  • Những nơi tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khi sinh ra mùi hôi khó chịu lan khắp các vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư; nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sinh hoạt.

Phương thức Xử lý nước thải ngành chế biến mủ cao su tự nhiên luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành cao su. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Sản phẩm Men vi sinh BCP11 đem lại những lợi ích đáng kể trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế nước và sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655 (Men vi sinh xử lý các hợp chất nito vô cơ trong nước thải) tại Trạm xử lý nước thải của một Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên ở Bình Dương.

Trước khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
Sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
SV30 tại bể Aerotank sau khi cấy men vi sinh BCP11

BCP11BCP655 được sản xuất bởi hãng sản xuất vi sinh nguyên liệu từ Canada, nên các sản phẩm có chứa các chủng vi sinh chuyên biệt chuyên xử lý các thành phần riêng biệt của từng loại nước thải. Kèm theo là mật độ vi sinh vật trong từng gram sản phẩm vô cùng cao, lên đến 5 tỷ CFU/Gram.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – Thúy Hằng

Giải pháp xử lý mùi hôi từ nhà máy sản xuất cao su tự nhiên (ECOLO)

Tổng quan về ngành cao su

– So với những nước khác Việt Nam có tiềm năng khai thác và xuất khẩu cao su thuận lợi, năm 2013 vươn lên đứng thứ 3 về sản lượng cao su thiên nhiên, vị trí này được tiếp tục duy trì đến năm 2017. Năm 2018 ngành cao su Việt nam có khả năng vượt mốc về sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu so với những năm trước, đây cũng chính là năm đánh dấu vai trò của ngành cao su Việt Nam đối với tổ chức cao su thế giới.

– Trong giai đoạn từ 2019 – 2024 Tập Đoàn Cao Su Việt Nam sẽ tập trung cố gắng hoàn thành chứng chỉ chứng nhận quốc tế bảo vệ rừng, phục hồi diện tích rừng cao su song song bên cạnh đó xây dựng hệ thống giải trình gỗ cao su tốt nhất, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác, chế biến cao su với xã hội để môi trường được bảo vệ một cách tốt nhất.

Nguy hại của ngành cao su đối với môi trường

– Những lợi ích của ngành cao su mang lại có giá trị vô cùng to lớn trong đời sống vì được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như sản xuất gối nệm, sản xuất lốp xe, cao su ngành xây dựng, cao su ngành thủy lợi, cao su ngành công nghiệp…Tuy nhiên những tác hại mà cao su mang lại không hề nhỏ đối với môi trường và cuộc sống của con người.

– Nước thải từ ngành cao su là yếu tố đầu tiên gây ô nhiễm môi trường nặng nhất, nước thải cao su phát sinh từ quá trình chế biến, sản xuất cao su nếu thải ra ngoài môi trường chưa được xử lý kỹ càng khi ngấm vào đất, hòa vào các dòng sông sẽ làm cho môi trường sinh thái bị hủy diệt, đất đai bị bốc mùi hôi thối, cây cối bị chết, các loài thực vật và động vật ở môi trường nước không thể sinh sôi và phát triển. Nước thải cao su làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi hoàn toàn dẫn đến đời sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, sức khỏe của cộng đồng dân cư bị đe dọa nghiêm trọng vì các loại bệnh mà nước thải cao su gây ra.

– Bên cạnh đó mùi hôi cao su phát sinh từ nước thải cao su cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người, mùi hôi cao su ảnh hưởng đến quá trình lao động của cán bộ công nhân viên làm cho hiệu quả công việc không đạt kết quả cao. Tiếp xúc với mùi hôi cao su lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì mùi hôi cao su gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục mùi hôi cao su

– Muốn xử lý mùi hôi cao su chúng ta phải biết được mùi hôi phát sinh từ đâu sau đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.

– Nếu mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải thì sẽ phát sinh từ 2 nguồn:

  • Thứ nhất, hàm lượng chất hữu cơ cao cùng với các váng cao su đông tụ trên mặt. Thuận lợi cho quá trình lên men yếm khí diễn ra mạnh mẻ, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải ngay từ trên mương thoát nước đến bể thu gom. Một lượng khí sẽ sinh ra ngay từ giai đoạn này.
  • Thứ 2, hoạt động của hệ thống xử lý nước thải chưa hiệu quả. Việc phân hủy yếm khí sẽ diễn ra ở hầu hết các bể. Ngoài ra, trong nước thải đầu ra vẫn còn một lượng lớn các chất hữu cơ chưa xử lý hết, tiếp tục phân hủy và sinh ra mùi hôi. Với những người dân sống xung quanh khu vực, nguồn ô nhiễm này gây ô nhiễm mùi và nước thải đặc biệt nghiêm trọng.

– Ngoài ra có thể sử dụng hóa chất để giảm bớt mùi hôi cao su nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống và tiếp xúc với hóa chất hàng ngày.

Vì vậy cần tìm những giải pháp xử lý mùi hôi sao cho hiệu quả và an toàn với người lao động và các hộ dân khu vực xung quanh.

Hiện Nam Hưng Phú đề xuất 2 sản phẩm: BIOSTREME9442F xử lý mùi hôi bề mặt khu vực chưa phế phẩm, bùn thải,..và AIRSOLTUON9312 xử lý mùi hôi không khí khu vực xung quanh trạm xử lý nước thải, xung quanh nhà máy.

Các sản phẩm này bao gồm các chất dinh dưỡng, tinh dầu tự nhiên và các hợp chất trung hòa mùi. ĐẶC BIỆT không chứa GỐC VI SINH VẬT nên sẽ không ảnh hưởng đến người sử dụng và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường như Ph, nhiệt độ,… Với tỉ lệ pha loãng từ 500 đến 2000 lần, chi phí sử dụng thâp mà hiệu quả cao.

Sản phẩm được sản xuất bởi Ecolo Odor Technologies Inc (Canada) – Hãng nổi tiếng về cung cấp các giải pháp kiểm soát mùi hôi trên thế giới.

Công ty Nam Hưng Phú là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra công ty Nam Hưng Phú có đội ngũ kỹ thuật tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ tận nơi khi hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp gặp sự cố không khắc phục được.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, ĐÔ THỊ (BCP50)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinh hoạt

  • Nước thải từ khu vực vệ sinh

Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm  như BOD5, COD, Nitơ, Phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…

+ Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp: Nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
+ Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt: Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
+ Nước thoát sàn: Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn.

Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước (SS):
– Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
– Các chất hữu cơ không tan;
– Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.


Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đôi về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn.


COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông sô BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:

  1. Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;
  2. Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;
  3. Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.

Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Nito là một trong những thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước, tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat). Nito trong nước thải cao khi ra sông hồ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, thực vật phù du như rong, rêu, tảo phát triển gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước
Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.

Coliform
Là nhóm vi khuẩn có hại rất phổ biến có mặt trong nước thải sinh hoạt, cần xử lý tốt trước khi thải ra môi trường. Chúng có thể sống ký sinh trong thực vật, cơ thể động vật và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho con người và động vật.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn một vài thông số ô nhiễm khác như: H2S, Photpho, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt.

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

 Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
+ Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
+ Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng:
+ Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
+ Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.

Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là: Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ. Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

 Phương pháp  xử lý hóa học
Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Javen), hoặc trung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.

Phương pháp xử lý sinh học
Sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung vi sinh vật vào trong nước thải. Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.

II. MEN VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ : 
• Giảm bùn
• Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
• Giảm mùi
• Khởi động hệ thống nhanh chóng

BCP50 CHỨA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG:
– SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
– PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 để được tư vấn và giải đáp