CASE STUDY VI SINH BCP12 ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHOAI TÂY TẠI PHÁP

Ngành công nghiệp: Nhà máy chế biến khoai tây

Quốc gia                : Pháp

Sự cố                    : Sản xuất khí sinh học kém/ Giảm COD

Sản phẩm              : BCP12

Thông tin nhà máy

Nhà máy sản xuất khoai tây rán (khoai tây chiên) và miếng khoai tây để sử dụng trong một loạt các sản phẩm thực phẩm. Cơ sở xử lý nước thải gồm có nhà máy xử lý kỵ khí và hiếu khí. WWTP có lưu lượng đầu vào là 2,800 m3/ngày.

Bể xử lý kỵ khí có thể tích là 1,000 m3. Đây là một bể phản ứng lưu hành nội bộ (IC). Tinh bột trong nước thải đầu vào có COD là 4,000 mg/L. Khí sinh học từ bể xử lý sinh học được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu đốt trong các lò hơi của nhà máy.

Mục tiêu đầu tiên là nâng cao công suất phân hủy COD của bể xử lý sinh học. Mục tiêu thứ 2 là làm tăng lượng khí sinh học được sản xuất. Lợi ích của việc sản xuất khí sinh học ngày càng tăng mà ít khí tự nhiên là cần thiết cho các nồi hơi. Giảm COD có nghĩa là tải trọng hữu cơ trong bể hiếu khí được giảm và năng lượng cần thiết sử dụng cho bể hiếu khí ít.

Giải pháp

Bionetix đã phát triển một sản phẩm bioenzymatic, BCP12, đặc biệt cho bể xử lý sinh học kỵ khí. Công thức có chứa các enzyme tự do (amylase, cellulase, lipase và protease), vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, vi khuẩn lên men và nấm. Các enzyme và vi khuẩn kỵ khí tùy nghi cùng nhau hoạt động để nhanh chóng thiết lập quá trình sản xuất acetate (acetogenesis) trong khi vi khuẩn lên men và nấm tối ưu hóa quá trình lên men và phân hủy. Thông thường là các bước của quá trình thủy phân và sản xuất acetate mà giới hạn tốc độ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Bằng cách nhanh chóng và hiệu quả tạo ra các axit mạch ngắn như acetic và axit propionic cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất khí sinh học methanogen.

Mục đích xử lý

  • Gia tăng sản xuất khí sinh học
  • Nâng cao hiệu quả phân hủy COD
  • Cải thiện quá trình tiền xử lý trước khi xử lý hiếu khí.

Quá trình xử lý

BCP12 được cho vào nước với tỷ lệ 1:10 và khuấy đều. Để yên trong vòng 30 phút và sau đó cho liều lượng tính toán vào trong bể xử lý sinh học kỵ khí.

Liều lượng cho chương trình xử lý

  • Liều lượng ban đầu: Ngày 1 – 5: 4kg BCP12/ ngày
  • Liều lượng duy trì: Tuần thứ 2 trở đi: 4kg BCP12/ tuần

Kết quả

Trên 3 tháng sử dụng liều lượng cho chương trình xử lý :

  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 0.34 m3/kg COD được loại bỏ lên đến 0.72 m3/kg COD được loại bỏ – tăng 112%
  • Sản lượng khí sinh học tăng từ 2,389 m3/ngày lên đến 4,435 m3/ngày – tăng 86%
  • COD được loại bỏ tăng từ 38% lên đến 53% – tăng 40%

Kết luận

Liều lượng BCP12 cho vào bể xử lý sinh học kỵ khí trong nhà máy chế biến khoai tây kết quả là làm tăng sản xuất khí sinh học, tăng sản lượng khí sinh học và hiệu quả loại bỏ COD nhiều hơn.

Các lợi ích là:

  • Giảm lượng khí đốt tự nhiên cần dùng cho lò hơi
  • Giảm năng lượng đầu vào cho việc thổi khí tiếp theo
  • Giảm sự hình thành bùn sinh học
  • Giảm chi phí liên quan đến việc ép bùn và loại bỏ chất rắn
  • Cải thiện khả năng chịu đựng cho toàn bộ bể trong nhà máy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm: BCP12

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HẦM BIOGAS PHỦ BẠT HDPE

Hầm biogas phủ bạt HDPE là mô hình công nghệ khí sinh học phổ biến tại nước ta hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên hầm Biogas HDPE có nguyên lý hoạt động của như thế nào thì cùng theo dõi bài viết dưới đây.

  • Nước thải từ khu chăn nuôi (nguồn nguyên liệu chính của dự án) theo hệ thống đường ống dẫn vào khu vực xử lý.
  • Theo kết quả phân tích, nước thải đầu vào có các thông số sơ bộ sau:
  • Nước thải đi vào quá trình xử lý gồm 2 giai đoạn: xử lý sơ bộ bằng phương pháp hóa lý (lắng cát, nâng pH…) và xử lý bằng phương pháp sinh học (khử COD bằng hồ biogas và hồ sinh học…).

Mương lắng cátcó nhiệm vụ loại bỏ cát và cặn có kích thước lớn trong nước thải, nhằm bảo vệ bơm, đường ống và tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau. Cát nếu không loại bỏ sẽ làm rổ cánh bơm, gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước, tăng trở lực dòng chảy nên tăng tiêu hao năng lượng bơm. Hàm lượng SS giảm 10%, các chỉ tiêu khác giảm không đáng kể. Sau khi qua mương lắng cát, nước thải tự chảy về bể trung gian.

Bể phân hủy kị khí BIOGAS : đây là hạng mục quan trọng nhất trong hệ thống, có nhiệm vụ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bằng các vi khuẩn kị khí và sản sinh khí sinh học. Tải trọng xử lý 220 – 560 kgBOD5/ha.ngày.

Quá trình phân hủy sinh học yếm khí nước thải là quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện không có oxy. Phân hủy yếm khí có thể chia ra thành 6 quá trình:

  • Thủy phân polymer:
  • Thủy phân các protein;
  • Thủy phân polysaccharide;
  • Thủy phân chất béo;
  • Lên men các amino acid và đường;
  • Phân hủy yếm khí các acid béo mạch dài và rượu (alcohols);
  • Phân hủy yếm khí các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic);
  • Hình thành khí methane từ acid acetic;
  • Hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.

Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ:

Giai đoạn I: Thủy phân

Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các chất hữu cơ phức tạp và các chất không tan (như polysaccharides, proteins, lipids) trong nước thải chuyển hóa thành các chất đơn giản hơn hoặc thành các chất hòa tan (như đường đơn, các amino acid, acid béo).

Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của chất hữu cơ. Chất béo thủy phân rất chậm.

Giai đoạn II: Acid hóa

Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men sẽ chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và tạo ra sinh khối mới. Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống 4,0.

Giai đoạn III: Acetic hóa

Trong giai đoạn này, vi khuẩn acetic sẽ tiếp tục chuyển hóa các sản phẩm trung gian của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và tạo ra sinh khối mới.

Giai đoạn IV:  Mêtan hóa

Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kỵ khí. Vi khuẩn sinh mêtan tiếp tục phân hủy các sản phẩm của giai đoạn acetic hóa thành acid acetic, H2, CO2, acid formic; đồng thời methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và tạo ra sinh khối mới.

Trong 3 giai đoạn đầu của quá trình phân hủy yếm khí (thủy phân, acid hóa và acetic hóa), COD trong nước thải hầu như không giảm đáng kể. COD chỉ giảm trong giai đoạn mêtan hóa.

Ngược với quá trình phân hủy hiếu khí, trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp phân hủy yếm khí, tải trọng tối đa không bị hạn chế bởi chất phản ứng như oxy.

Tuy nhiên, trong công nghệ xử lý yếm khí, cần lưu ý đến 2 yếu tố quan trọng:

  • Duy trì sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt;
  • Tạo sự tiếp xúc tốt giữa nước thải với sinh khối vi khuẩn.

Khi hai yếu tố trên đáp ứng, công trình xử lý yếm khí có thể vận hành hiệu quả ở tải trọng hữu cơ rất cao, ví dụ như đối với nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột mì.

Để tăng cường phân huỷ chất hữu cơ và sinh khí mêtan có thể kết hợp sử dụng vi sinh BCP12 + BCP80 và BioStreme401 nhằm xử lý mùi hôi phát sinh từ hầm biogas.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

Cấu tạo hầm biogas phủ bạt HPDE thế nào?

Hầm biogas phủ bạt HDPE là mô hình công nghệ khí sinh học phổ biến tại nước ta hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên cấu tạo hầm biogas như thế nào, gồm những thành phần quan trọng gì thì không phải ai cũng biết? Nội dung bài viết sau xin được làm rõ vấn đề này, hy vọng giúp bà con chủ động nắm rõ để sử dụng hiệu quả.

Hầm biogas phủ bạt HPDE là gì?

Hầm biogas là nơi dùng để chứa đựng và phân hủy các chất thải hữu cơ trong sinh hoạt và chăn nuôi. Loại hầm này được thiết kế đặc biệt có tác dụng sản sinh ra khí metan, dùng khí đó chuyển hóa thành các nguồn năng lượng khác hoặc dùng đun nấu.

Hầm biogas có nhiều loại khác nhau, trong đó hầm phủ bạt HDPE là mô hình cải tiến, được nhiều người tin dùng nhất. Đây là loại hầm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa phân tử PE thông qua phương pháp thổi hoặc cán.

So với dùng hầm biogas composite thì hầm biogas được phủ bạt HDPE có lợi ích như: 

  • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng
  • Thi công đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng và bảo hành
  • Tiết kiệm được thời gian lắp đặt lẫn chi phí vận hành

Ứng dụng của hầm phủ bạt HDPE cũng đa dạng hơn, nó thích hợp ứng dụng cho cả các đơn vị chăn nuôi lớn nhỏ như:  chăn nuôi gia súc, nuôi heo, gà, nuôi thủy hải sản, nước thải từ nhà máy sản xuất, khu chế biến thực phẩm, sản xuất đường hay hóa chất…

Cấu tạo hầm biogas phủ bạt HDPE

Hầm biogas phủ bạt HDPE được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng riêng để khi kết hợp sẽ phân hủy chất thải rồi tạo ra khí biogas. Các thành phần chính của hệ thống hầm biogas HDPE phải kể đến như:

  • Bể tiếp nhận chất thải, điều hòa lưu lượng được nạp vào: bể có tác dụng duy trì áp lực ổn định và điều hòa quá trình trong hầm biogas. Thông thường thì bể nạp này sẽ chiếm khoảng ¼ thể tích bể phân giảivà được ghép với bể phân giải. 
  • Tấm phủ mặt hầm biogas bằng bạt nhựa HDPE: tấm phủ này được làm bằng bạt nhựa HDPE, sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu cao phân tử PE cao cấp nên có độ bền cao, đàn hồi tốt, chống thấm hoàn hảo và độ bền lên đến hàng chục năm.
  • Bể lắng: tức là bể sau hố biogas. Bể này sẽ có nhiệm vụ phân giải sinh ra khí, đồng thời dự trữ khí ở lại. Phía dưới hầm sẽ là ngăn ủ phân còn ở trên sẽ là phần trữ khí. Nguyên liệu sẽ được đưa vào ngăn ủ rồi sinh ra khí thông qua sự hoạt động của các vi sinh vật. Khí sinh ra đó sẽ thoát lên và dữ ở trên hầm. 
  • Ống dẫn các chất thải: tức là đoạn ống chuyên dẫn chất thải, nước thải từ chuồng trại hoặc khu vực vệ sinh ra rồi cho xuống bể tiếp nhận.
  • Ống dẫn nước thải nối giữa các bể biogas: đây là đoạn ống nối các bể với nhau để luân chuyển khí gas một cách dễ dàng. 
  • Hệ thống hố gas: bao gồm hố nạp, hố trộn và hố thu bùn, hố hồi lưu…
  • Song chắn rác: giúp ngăn chặn rác thải đọng lại

Cấu tạo hầm biogas HDPE bắt buộc phải cần các bộ phận trên, liên kết lại để tạo thành hệ thống hầm biogas hoàn chỉnh, cho phép xử lý chất thải chăn nuôi một cách hiệu quả nhất. Đồng thời mô hình này còn giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường , rất thích hợp lắp đặt ở các hộ gia đình hay các trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhỏ.

Hầm biogas HDPE không những tiết kiệm chi phí, độ bền cao mà còn rất an toàn và thân thiện với môi trường sống. Nhựa HDPE rất lành, không độc hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường nên càng được khuyến khích sử dụng.

Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều cơ sở phân phối bạt HDPE phủ hầm gas, không phải ở đâu cũng đảm bảo chất lượng. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các nhà phân phối uy tín, có tiếng, qua đó đảm bảo chất lượng lẫn giá cả hợp lý nhất.

Để tăng cường phân huỷ chất hữu cơ và sinh khí mêtan có thể kết hợp sử dụng vi sinh BCP12 + BCP80 và BioStreme401 nhằm xử lý mùi hôi phát sinh từ hầm biogas.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

BIOGAS VÀ VAI TRÒ CỦA BIOGAS TRONG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI KHÉP KÍN

Chăn nuôi khép kín đang là một trong những hình thức mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho bà con, vì thế nó được ứng dụng một cách khá phổ biến. Trong mô hình chăn nuôi khép kín này, BIOGAS đóng vai trò quan trọng, mang lại lợi ích tốt nhất khi được ứng dụng.

Vai trò của hầm biogas trong chăn nuôi khép kín

Mô hình chăn nuôi khép kín hiện nay thường được ứng dụng chính là VAC, đây là mô hình đơn giản dễ ứng dụng. Để mô hình này mang lại hiệu quả tốt nhất thì hầm biogas đóng một vai trò quan trọng.

  • Sử dụng biogas đầu tiên là để xử lý chất thải của hoạt động chăn nuôi từ chuồng trại. Quá trình xử lý này mang lại hiệu quả tốt, không chỉ có thể giảm lượng chất thải mà còn cung cấp cho hoạt động nuôi trồng khác. Chất thải sau biogas có thể sử dụng để làm thức ăn cho cá, lượng nước thừa dùng để tưới tiêu cho cây trồng. Khi được xử lý tốt, chất thải này còn có thể thay thế cho phân bón, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
  • Hầm biogas giúp giải quyết vấn đề khó khăn của hoạt động chăn nuôi là chất thải gây ảnh hưởng tới môi trường. Hầm khí sinh học biogas giúp xử lý nước thải và biến chúng thành năng lượng phục vụ cho cuộc sống, nhờ vậy nên làm giảm đi lượng khí có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • Kết hợp dùng hầm ủ giúp cho mô hình chăn nuôi khép kín mang lại hiệu quả cao về chất lượng giống vật nuôi cũng như cây trồng, đảm bảo an toàn khi sử dụng và từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con.

Kiểu hầm biogas thích hợp cho mô hình khép kín

Đối với mô hình chăn nuôi khép kín VAC này, bà con có thể sử dụng bất kỳ kiểu hầm biogas nào, nhưng để nhận được lợi ích tốt nhất thì sử dụng loại hầm nhựa composite thông thường hoặc hệ cải tiến sẽ thích hợp hơn nhiều.

Đặc điểm của loại hầm làm bằng vật liệu composite này chính là có độ bền cao với hiệu quả sinh khí dài lâu. Hơn nữa chất liệu này cũng có trọng lượng nhẹ, nhất là loại cải tiến sẽ giúp cho quá trình lắp đặt, xây dựng dễ dàng hơn nhiều. Bà con có thể lắp đặt và sử dụng, nếu muốn thay đổi vị trí thì quá trình tháo dỡ cũng thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, hầm khi sử dụng sẽ có khả năng phân hủy chất thải tốt, sinh khí cao, nhiều kiểu hầm có thể tự động phá váng nên tiết kiệm thời gian vệ sinh. Với hiệu quả như vậy thì mô hình chăn nuôi khép kín sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phần bảo vệ môi trường một cách tốt nhất.

Để tăng cường phân huỷ chất hữu cơ và sinh khí mêtan có thể kết hợp sử dụng vi sinh BCP12 + BCP80BioStreme401 nhằm xử lý mùi hôi phát sinh từ hầm biogas.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

Xử lý nước thải chăn nuôi với vi sinh BCP50 và vi sinh BCP655

Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia cầm, gia súc hiện nay. Việc này giúp giảm mùi, hạn chế các mầm bệnh, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Vậy phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi là gì? Hãy cùng Green Water tìm hiểu đến phương pháp được quan tâm nhất hiện nay!

Nước thải chăn nuôi có những thành phần gì?

Việc xử lý nước thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong thành phần của nước thải chứ nhiều hợp chất có mùi thối nặng với khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phần chính cần được loại bỏ trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo:

1. Các chất vô cơ và hữu cơ

Hợp chất hữu cơ gồm các chất như protein, acid amin, chất béo, phân…Chiếm khoảng 70% đến 80%. Trong khi đó, các chất vô cơ chiếm từ 20% – 30% trong thành phàn nước thải chăn nuôi. Gồm có: muối, ure, cát, đất…

2. Hàm lượng nito và photpho

Lượng lớn L và N được chưa trong nước thải chăn nuôi heo. Vì các loài gia súc, gia cầm có khả năng hấp thụ N và P rất kém nên chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu và phân.

3. Vi sinh vật gây bệnh

Đây là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình xử lý nước thải trong chăn nuôi. Bởi trong chất thải chứa cực kỳ nhiều vi trùng, virus…Nhiều mầm bệnh gây hại trực tiếp đối với sức khoẻ con người.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VỚI:

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – Thuy Hang

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Một đặc điểm của nước thải chăn nuôi theo mô hình trang trại là nồng độ ô nhiễm rất cao, COD, BOD, N, P, SS, VSV… cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể gây ảnh hưởng cực kì lớn cho sức khỏe con người và gây hại cho môi trường xung quanh.


Lượng TSS có trong nước thải với nồng độ lớn sẽ khiến nước bị đục, dẫn đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh bị hạn chế, một số loài tảo và rong rêu không thích nghi được với điều kiện thay đổi của nguồn nước sẽ bị tiêu diệt gây mất cân bằng môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Bên cạnh đó, các chất N và P với nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, không có lợi cho chất lượng nguồn nước do các loài rong tảo phát triển mạnh. Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải rất dễ gây các bệnh dịch cho con người khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp cho từng mô hình hộ gia đình, trang trại,…

Nam Hưng Phú hiện đã và đang tư vấn và cung cấp các giải pháp xử lý các vấn đề môi trường trong quá trình chăn nuôi.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VỚI:

XỬ LÝ MÙI HÔI TRONG TRANG TRẠI

  • Xử lý mùi hôi sau quạt hút với AirSolution9314/ Airsolution9312
  • Xử lý mùi hôi trong chuồng trại, khu vực chứa xác vật nuôi với Biostreme111F
  • Xử lý mùi hôi ở khu vực chứa phân, mương dẫn phân động vật trước khi vào biogas: MNV Probiotics

POLYMER HỮU CƠ

  • Hoá lý với Polymer NHP1250
  • Ép bùn với Polymer NHP3940

SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ BÙN THẢI/ PHÂN ĐỘNG VẬT

  • BCP85 vi sinh phân huỷ chất hữu cơ giúp rút ngắn thời gian ủ
  • BioStreme101 xử lý mùi hôi trong quá trình ủ phân.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949906079 – Thuy Hang

CASE STUDY: HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA BCP50 VỚI NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG

  • Loại nước thải: nước thải tập trung của Khu công nghiệp;
  • Lưu lượng: Q = 1000m3/ngd

Sau khi khảo sát, đề xuất phương án nuôi cấy men vi sinh:

Sau 10 ngày nuôi cấy, vi sinh phát triển và hoạt động ổn định. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Một số hình ảnh cụ thể dưới đây:

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MEN VI SINH BCP50

BCP50 chứa các chủng vi sinh vật có khả năng:

  • SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
  • PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC.

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ :     

  • Giảm bùn
  • Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
  • Giảm mùi
  • Khởi động hệ thống nhanh chóng

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ 0949 906 079

ỨNG DỤNG CỦA MEN VI SINH BCP57 VÀ MACRO N/P TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Trước thực tế tăng trưởng thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ; xu hướng sử dụng bao bì thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm và thông tin bằng mã QR, tính marketing hình ảnh và màu sắc trên bao bì…; xu hướng sử dụng sản phẩm tuần hoàn, thân thiện môi trường… dẫn đến nhu cầu về giấy bao bì tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về kinh tế –xã hội, nghành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy, đây là loại nước rất khó xử lý.

Hiện nay, Nam Hưng Phú đang là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức dòng sản phẩm men vi sinh nguyên liệu xử lý nước thải đô thị và công nghiệp của Hãng BIONETIX INTERNATIONAL từ CANADA. Đặc biệt với mã sản phẩm BCP57 kết hợp cùng chất dinh dưỡng MACRO N/P sẽ hỗ trợ cho quá trình xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy.

BCP57 bao gồm các chủng vi sinh tiết ra enzym để phân hủy cenlulose nè:

  • Alkaline Protease
  • Bacillus sp.
  • Cellulase
  • Lipase
  • Pseudomonas sp.
  • Bacteria Amylase
  • Aspergillus Fermentation extract.

Mốt số hình ảnh thực tế sử dụng men vi sinh BCP57 và chất dinh dưỡng Macro N/P cho Trạm xử lý nước thải của Nhà máy giấy với công suất 2000m3/ngd.

Tại bể Hiếu khí của Trạm xử lý nước thải ngành giấy
SV30 của bể hiếu khí trong giai đoạn nuôi cấy vi sinh.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0949.906.079 – THÚY HẰNG

ỨNG DỤNG THỰC TẾ MEN VI SINH BCP11 TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

Tác hại nước thải từ việc chế biến mủ cao su tự nhiên:

  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi ván lợn cặn; bốc mùi hôi thối nồng đặc.
  • Làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.
  • Những nơi tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khi sinh ra mùi hôi khó chịu lan khắp các vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư; nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sinh hoạt.

Phương thức Xử lý nước thải ngành chế biến mủ cao su tự nhiên luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành cao su. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Sản phẩm Men vi sinh BCP11 đem lại những lợi ích đáng kể trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế nước và sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655 (Men vi sinh xử lý các hợp chất nito vô cơ trong nước thải) tại Trạm xử lý nước thải của một Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên ở Bình Dương.

Trước khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
Sau khi cấy men vi sinh BCP11BCP655
SV30 tại bể Aerotank sau khi cấy men vi sinh BCP11

BCP11BCP655 được sản xuất bởi hãng sản xuất vi sinh nguyên liệu từ Canada, nên các sản phẩm có chứa các chủng vi sinh chuyên biệt chuyên xử lý các thành phần riêng biệt của từng loại nước thải. Kèm theo là mật độ vi sinh vật trong từng gram sản phẩm vô cùng cao, lên đến 5 tỷ CFU/Gram.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – Thúy Hằng

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, ĐÔ THỊ (BCP50)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinh hoạt

  • Nước thải từ khu vực vệ sinh

Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm  như BOD5, COD, Nitơ, Phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…

+ Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp: Nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
+ Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt: Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
+ Nước thoát sàn: Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn.

Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước (SS):
– Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
– Các chất hữu cơ không tan;
– Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.


Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đôi về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn.


COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông sô BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:

  1. Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;
  2. Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;
  3. Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.

Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Nito là một trong những thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước, tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat). Nito trong nước thải cao khi ra sông hồ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, thực vật phù du như rong, rêu, tảo phát triển gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước
Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.

Coliform
Là nhóm vi khuẩn có hại rất phổ biến có mặt trong nước thải sinh hoạt, cần xử lý tốt trước khi thải ra môi trường. Chúng có thể sống ký sinh trong thực vật, cơ thể động vật và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho con người và động vật.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn một vài thông số ô nhiễm khác như: H2S, Photpho, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt.

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

 Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
+ Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
+ Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng:
+ Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
+ Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.

Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là: Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ. Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

 Phương pháp  xử lý hóa học
Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Javen), hoặc trung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.

Phương pháp xử lý sinh học
Sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung vi sinh vật vào trong nước thải. Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.

II. MEN VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ : 
• Giảm bùn
• Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
• Giảm mùi
• Khởi động hệ thống nhanh chóng

BCP50 CHỨA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG:
– SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
– PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 để được tư vấn và giải đáp