Cấu tạo hầm biogas phủ bạt HPDE thế nào?

Hầm biogas phủ bạt HDPE là mô hình công nghệ khí sinh học phổ biến tại nước ta hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên cấu tạo hầm biogas như thế nào, gồm những thành phần quan trọng gì thì không phải ai cũng biết? Nội dung bài viết sau xin được làm rõ vấn đề này, hy vọng giúp bà con chủ động nắm rõ để sử dụng hiệu quả.

Hầm biogas phủ bạt HPDE là gì?

Hầm biogas là nơi dùng để chứa đựng và phân hủy các chất thải hữu cơ trong sinh hoạt và chăn nuôi. Loại hầm này được thiết kế đặc biệt có tác dụng sản sinh ra khí metan, dùng khí đó chuyển hóa thành các nguồn năng lượng khác hoặc dùng đun nấu.

Hầm biogas có nhiều loại khác nhau, trong đó hầm phủ bạt HDPE là mô hình cải tiến, được nhiều người tin dùng nhất. Đây là loại hầm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa phân tử PE thông qua phương pháp thổi hoặc cán.

So với dùng hầm biogas composite thì hầm biogas được phủ bạt HDPE có lợi ích như: 

  • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng
  • Thi công đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng và bảo hành
  • Tiết kiệm được thời gian lắp đặt lẫn chi phí vận hành

Ứng dụng của hầm phủ bạt HDPE cũng đa dạng hơn, nó thích hợp ứng dụng cho cả các đơn vị chăn nuôi lớn nhỏ như:  chăn nuôi gia súc, nuôi heo, gà, nuôi thủy hải sản, nước thải từ nhà máy sản xuất, khu chế biến thực phẩm, sản xuất đường hay hóa chất…

Cấu tạo hầm biogas phủ bạt HDPE

Hầm biogas phủ bạt HDPE được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng riêng để khi kết hợp sẽ phân hủy chất thải rồi tạo ra khí biogas. Các thành phần chính của hệ thống hầm biogas HDPE phải kể đến như:

  • Bể tiếp nhận chất thải, điều hòa lưu lượng được nạp vào: bể có tác dụng duy trì áp lực ổn định và điều hòa quá trình trong hầm biogas. Thông thường thì bể nạp này sẽ chiếm khoảng ¼ thể tích bể phân giảivà được ghép với bể phân giải. 
  • Tấm phủ mặt hầm biogas bằng bạt nhựa HDPE: tấm phủ này được làm bằng bạt nhựa HDPE, sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu cao phân tử PE cao cấp nên có độ bền cao, đàn hồi tốt, chống thấm hoàn hảo và độ bền lên đến hàng chục năm.
  • Bể lắng: tức là bể sau hố biogas. Bể này sẽ có nhiệm vụ phân giải sinh ra khí, đồng thời dự trữ khí ở lại. Phía dưới hầm sẽ là ngăn ủ phân còn ở trên sẽ là phần trữ khí. Nguyên liệu sẽ được đưa vào ngăn ủ rồi sinh ra khí thông qua sự hoạt động của các vi sinh vật. Khí sinh ra đó sẽ thoát lên và dữ ở trên hầm. 
  • Ống dẫn các chất thải: tức là đoạn ống chuyên dẫn chất thải, nước thải từ chuồng trại hoặc khu vực vệ sinh ra rồi cho xuống bể tiếp nhận.
  • Ống dẫn nước thải nối giữa các bể biogas: đây là đoạn ống nối các bể với nhau để luân chuyển khí gas một cách dễ dàng. 
  • Hệ thống hố gas: bao gồm hố nạp, hố trộn và hố thu bùn, hố hồi lưu…
  • Song chắn rác: giúp ngăn chặn rác thải đọng lại

Cấu tạo hầm biogas HDPE bắt buộc phải cần các bộ phận trên, liên kết lại để tạo thành hệ thống hầm biogas hoàn chỉnh, cho phép xử lý chất thải chăn nuôi một cách hiệu quả nhất. Đồng thời mô hình này còn giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường , rất thích hợp lắp đặt ở các hộ gia đình hay các trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhỏ.

Hầm biogas HDPE không những tiết kiệm chi phí, độ bền cao mà còn rất an toàn và thân thiện với môi trường sống. Nhựa HDPE rất lành, không độc hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường nên càng được khuyến khích sử dụng.

Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều cơ sở phân phối bạt HDPE phủ hầm gas, không phải ở đâu cũng đảm bảo chất lượng. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các nhà phân phối uy tín, có tiếng, qua đó đảm bảo chất lượng lẫn giá cả hợp lý nhất.

Để tăng cường phân huỷ chất hữu cơ và sinh khí mêtan có thể kết hợp sử dụng vi sinh BCP12 + BCP80 và BioStreme401 nhằm xử lý mùi hôi phát sinh từ hầm biogas.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949 906 079 – tuthuyhang.nhp@gmail.com

Bình luận về bài viết này