Phú dưỡng là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết

Phú dưỡng là hiện tượng môi trường tự nhiên khi ao hồ bị dư thừa các chất dinh dưỡng Nito, Photpho. Hiện tượng này không còn xa lạ và dễ dàng nhìn thấy hiện tượng ở những nơi mặt nước ám màu xanh đặc của tảo. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng như các loài sinh vật dưới nước.

Tảo lam độc trải rộng 1,5 km hồ Trung Quốc - KhoaHoc.tv

Phú dưỡng ngày càng diễn ra ngày càng nhiều trong thời đại phát triển. Vậy con người có đang tác động làm gia tăng chúng hay không? Và chúng ta cần làm gì để hạn chế tối đa nước phú dưỡng?

Phú dưỡng là gì?

Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) vượt quá khả năng tự điều hòa của ao, hồ. Các nguồn thải xả thải cung cấp đầu vào cho quá trình này tăng lên từng ngày. Thông thường, tiến trình thường được diễn ra trong thời gian dài, ngắn tùy theo tổng mức độ ô nhiễm được đưa vào ao hồ. Đồng thời, trong quá trình này, lượng bùn trong nước thải làm thu hẹp dần lòng hồ.

Đặc điểm dễ dàng nhận thấy, nước ao ám màu xanh của tảo phát triển. Ban đầu, chúng chỉ xuất hiện mảng nhỏ. Về sau, nếu không được xử lý, toàn bộ mặt nước đều chuyển màu. Cùng với đó, nhiều loài cá chết nổi bềnh lên mặt nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra phú dưỡng

Tuy rằng, sự phú dưỡng là hiện tượng tự nhiên, nhưng chính con người đang đẩy nhanh quá trình này. Chúng ta xem đó như hành động vô tình, nhưng thực chất rất nhiều hành động đang diễn ra là nguyên nhân của phú dưỡng ao hồ”

Sử dụng phân bón trong trồng trọt. Phân bón dường như là một phần không thể thiếu trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng. Cũng vì vậy, nhiều người lầm tưởng, bón càng nhiều phân càng tốt. Thực chất, cây trồng chỉ hấp thụ một lượng nhất định. Khi lượng này vượt quá khả năng đồng hóa của đất, chúng sẽ theo dòng chảy mặt ra ao, hồ.

Nước thải sinh hoạt xả thải trực tiếp ra môi trường. Nước thải sinh hoạt chứa lượng chất hữu cơ rất lớn. Chúng bao gồm: nước thải nhà vệ sinh, rửa bát, làm sạch thực phẩm, chứa nhiều cặn thức ăn, dầu mỡ.

Hiện tại, giống như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta chưa có nhiều hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Đa phần, nước theo cống, chảy thẳng ra ao hồ khu vực.

Xả thải nước ô nhiễm gây ra phú dưỡng
Xả thải nước ô nhiễm gây ra phú dưỡng

Nước thải chăn nuôi. Đây là nguồn thải giàu chất hữu cơ nhất, thường đến từ các cơ sở chăn nuôi gia đình. Phân hữu cơ chứa lượng lớn nitơ và photpho đẩy quá trình phú dưỡng diễn ra theo tiến trình nhanh nhất.

Hậu quả của hiện tượng phú dưỡng

Hiện tượng này gây ra nhiều hậu quả cho môi trường tự nhiên, cân bằng sinh thái và chính con người:

Nước thải thường bốc mùi hôi thối, dòng chảy thấp, lưu lâu hơn. Mùi hôi của nước thải, cùng với mùi của cá, và các sinh vật chết.

Mất mỹ quan môi trường. Nước chuyển màu xanh đặc của tảo, tảo hoa dày trên mặt nước.

Giảm hoặc biến mất các loài thủy sinh vật. Hiện tượng phú dưỡng là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm hệ sinh thái ven bờ và dưới nước. Đây là hậu quả nghiêm trọng và khó khắc phục nhất. 

Ban đầu, khi các chất dinh dưỡng dược bổ sung, các loài sinh vật như thực vật thủy sinh, cá, tảo sẽ cùng nhau phát triển mạnh. Tuy nhiên, sau thời gian dài, khi lượng chất dinh dưỡng quá lớn, tảo lấn chiếm không gian, bao phủ mặt trên của hồ. Lớp tảo ngăn không cho các loài sinh vật khác tiếp cận với mặt trời và oxy.

Phú dưỡng là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết

Đồng thời, các nhóm tảo mới liên tục sản sinh và một phần tảo chết đi, bị chìm xuống tầng nước sâu hơn. Chúng bị vi sinh vật phân hủy. Phần lớn oxy được vi sinh vật sử dụng, gần như toàn bộ lượng oxy trong nước. Vì vậy, ngoài tảo phát triển trên mặt, các loài sinh vật khác đều dần dần bị chết do thiếu oxy cho quá trình hô hấp.

Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng. Các thành phần hóa học nước bị thay đổi nghiêm trọng. Do dưới mặt nước, môi trường thiếu khí (thiếu oxy) được hình thành, với các sinh vật thiếu khí phân hủy sinh khối. Đồng thời diễn ra trong quá trình phân hủy hữu cơ, các hợp chất tự do độc hại như amoniac và hydro sunfua (H2S) được tạo ra.

Thay đổi độ đục và màu sắc của nước. Do các thành phần trong nước như thực vật, động vật phù du, vi sinh vật, nấm, bùn thay đổi. Nước bị phú dưỡng thường không còn trong như ban đầu, thay vào đó màu đen, xám đặc trưng

Nguồn phát triển vi sinh vật, ruồi muỗi và bệnh tất. Đây là điều kiện tốt cho nhiều loài vi sinh vât gây bệnh phát triển. Với những người sống quanh khu vực có thể bị vấn đề về hô hấp. Trong trường hợp sử dụng nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm từ ao có thể nhiễm vào, gây bệnh cho con người.

Cách hạn chế hiện tượng phú dưỡng

Phú dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng với môi trường, nguồn nước ngọt tự nhiên, các nghề nuôi trông thủy hải sản. Trước những hậu quả đáng lưu tâm này, cần có những biện pháp hạn chế hoặc bị đẩy lùi hiện tượng phú dưỡng. Phú dưỡng tăng lên khi nguồn dinh dưỡng tăng, nên các biện pháp hạn chế nguồn thải này được đề xuất như:

Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

Xử lý nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm, thủy hải sản trước khi xả ra môi trường. Với nước thải gia súc, bạn có thể xây bể biogas. Giải pháp này được sử dụng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn với chi phí đầu tư rất thấp. Vừa giúp giảm chất hữu cơ ra môi trường, xử lý mùi hôi, lại cung cấp thêm năng lượng (khí biogas) cho nấu nướng, sinh hoạt.

Không bón phân hóa học, hữu cơ quá nhiều.

Quản lý và hạn chế phú dưỡng là vấn đề phức tạp cần đến sự chung tay của nhiều người. Cho dù nước ao hồ không thuộc bất kì sở hữu riêng của cá nhân nào. Thế nhưng, nếu bảo vệ được nguồn nước ao hồ xanh, sạch, đẹp. Đồng nghĩa, chúng ta đang xây dựng cho chính cộng đồng một không gian sạch, bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.

4 nguyên tắc không thể quên khi bón phân cho cây trồng

BCP655 MEN VI SINH XỬ LÝ NITO, AMONIA, NITRATE, NITRITE TRONG NƯỚC THẢI

Trong nước thải, các hợp chất của nitơ tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitritnitrat).Trong nước thải sinh hoạt, nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%). Nguồn nitơ chủ yếu là từ nước tiểu. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước 1,2 lít nước tiểu, tương đương với 12g nitơ tổng số. Trong số đó nitơ trong urê (N-CO(NH2-)2) là 0,7g, còn lại là các loại nitơ khác.

Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.

Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu

Theo cơ sở lý thuyết để xử lý nito trong nước thải bằng phương pháp sinh học, phải nhờ đến vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria để chuyển ammonia thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành nitrat, tiếp sau đó sẻ khử nitrit, nitrat thành nito phân tử N2.

Nhưng sự tăng trưởng vi sinh với sản phẩm BCP655 cho kết quả trong việc loại bỏ nitơ từ nước thải, chứ không phải là một sự chuyển đổi từ ammonia thành nitrate (NO3) hoặc nitrite (NO2), (như các sản phẩm oxidation ammonia dạng nước thông thường).

BCP655  TIÊU THỤ CÁC HỢP CHẤT NITƠ HỮU CƠ NHƯ AMMONIA, NITRAT, NITRIT TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP.

  • Loại bỏ nitơ từ nước thải thay vì chuyển nó đến một dạng khác;
  • Làm giảm đáng kể nồng độ amoniac, thường là 40-50% trong vòng 24-48 giờ;
  • Tăng cường loại bỏ nitơ hữu cơ như là axit amin, protein, purines, pyrimidine, axit nucleic;
  • Tăng hiệu quả xử lý nước thải ít nhất là 50%;
  • Giảm việc khởi động từ quá trình sốc tải;
  • Loại bỏ các phụ phí tốn kém do mức độ xả TKN cao.

Với số lượng vi sinh 5 tỷ/gram sản phẩm sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn cho việc xử lý nito trong nước thải. Sản phẩm được Công ty TNHH KT TM Nam Hưng Phú nhập khẩu trực tiếp từ Canada nên giá cả cạnh tranh, hiệu quả xử lý nhanh chóng.

Nước thải sau xử lý của một nhà máy chế biến thực phẩm tại Thủ Đức bị vượt chỉ tiêu Nitơ so với QCVN 40:2011/BTNMT. Với lưu lượng 100m3/ngày thì nuôi cấy vi sinh BCP655 trong vòng 10 ngày, và bổ sung định kì hàng tháng 0.25kg/tháng. Nước thải sau xử lý hiện nay đã ổn định và đạt các chỉ tiêu QCVN 40:2011/BTNMT.

Để biết thêm thông tin về ứng dụng, liên hệ Hotline 0949906079 Thuý Hằng